Cẩn trọng khi giá đất tăng ảo theo thông tin quy hoạch
Những ngày gần đây, việc giá đất tại Đông Anh tăng lên tới 200 triệu đồng/m2 khi ăn theo dự án thành phố thông minh bắc Hà Nội đã khiến cho nhiều người sửng sốt.
180-210 triệu đồng/m2 tại một số lô đất nằm ở mặt đường khu vực Uy Nỗ, Đông Hội hay khu đấu giá Vườn Đào X7. Thậm chí tại xã Hải Bối và Vĩnh Ngọc, những mảnh đất nằm sát vách với dự án khu đô thị Thành phố Thông minh có giá rao bán lên tới 150-200 triệu đồng/m2.
Trước đây, thông tin Đông Anh được lên quận đã khiến cho giá nhà đất có xu hướng tăng dần. Nay, khi một siêu dự án được triển khai, lại khiến giá đất tiếp tục "nhảy múa".

Giá bị thổi lên quá cao, nhưng thực tế ghi nhận thị trường tại Đông Anh chưa có sự tăng trưởng nóng như lời đồn. Trong 6 tháng đầu năm, giá bất động sản có tăng nhưng không thể mức 200 triệu đồng/m2 như một số thông tin đăng tải trên mạng.
Trong quá khứ, Hà Nội đã từng chứng kiến nhiều cơn sốt đất ảo mỗi khi có thông tin dự án sắp được hình thành. Đó là việc xây dựng các tuyến đường vành đai hay đại lộ Thăng Long, khu đô thị Hòa Lạc…
Đã có nhiều người nhận về trái đắng khi bỏ tiền đầu tư theo cơn sốt ảo ấy. Để tránh lặp lại vết xe đổ, các nhà đầu tư có ý định rót vốn cần xem xét kỹ càng tính pháp lý, quy hoạch bất động sản dự định đầu tư. Đồng thời, phải khảo sát tình hình thị trường, tìm hiểu kỹ xem giao dịch mua bán chủ yếu là người có nhu cầu thực hay chỉ để đầu cơ.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0