Cần quy định độ tuổi cho lực lượng công an cơ sở

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 27/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.

Trước khi tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Về phạm vi điều chỉnh của Luật, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh để bao quát hết các lực lượng có tính chất tự nguyện, tự quản tham gia hỗ trợ Công an cấp xã. Trong đó có ý kiến, đề xuất về thực chất của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng do UBND cấp xã thành lập quản lý, duy trì hoạt động hỗ trợ lực lượng công an chính quy cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn cấp xã theo hướng dẫn phân công của công an xã. Đây không phải là lực lượng chính quy, do đó cần được đơn giản hóa hơn nữa, cơ cấu tổ chức ngành cũng cần mang tính quần chúng hơn nữa.

Về quy định tuổi đời của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, có một số đại biểu cho rằng, trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý chỉ đề cập đến việc đảm bảo sức khỏe thôi là chưa phù hợp. Lực lượng này xem như cánh tay nối dài, hỗ trợ cho lực lượng công an xã, công an phường. Với tính chất công việc như vậy mà dự thảo Luật không có quy định cụ thể về độ tuổi là chưa hợp lý.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm điều luật quy định cụ thể quyền hạn về việc bố trí, sắp xếp lực lượng, thành viên tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở ở mỗi tổ tại mỗi khu vực đô thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, khu vực có địa hình chia cắt, khu vực nhạy cảm về an ninh chính trị để phù hợp với vị trí địa lý, quy mô dân số.

Các ý kiến của các đại biểu, đại diện cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Theo chương trình, chiều nay Quốc Hội sẽ tiếp tục thảo luận về một số nội dung dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ và một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.