Cận cảnh quy hoạch tổng thể cho một Hà Nội phát triển
Đến thời điểm này, đồ án đã hoàn thành, đã tổ chức lấy ý kiến chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư các quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố.
Mục tiêu của Đồ án nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội có tổng thể không gian phát triển năng động, hòa nhập, khai thác các giá trị tiềm năng của vùng địa lý cảnh quan tự nhiên, tiềm năng về tri thức - công nghệ và lịch sử văn hoá truyền thống. Hiệu quả trong sử dụng đất đai và có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững.

Hà Nội hiện có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 58,91% tổng diện tích. Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô lần này định hướng phát triển khu vực nông thôn của Thủ đô, gắn với khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc các vùng văn hóa truyền thống.
Về mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô Hà Nội, đồ án định hướng phát triển hai thành phố trực thuộc Thủ đô. Đó là thành phố Bắc sông Hồng, gồm các huyện Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh; thành phố phía Tây Hà Nội, gồm khu vực Hòa Lạc - Xuân Mai và 5 trục phát triển; kết hợp với đầu tư xây dựng sân bay quốc tế thứ hai. Mô hình này được các chuyên gia đánh giá là hợp lý, hài hòa và có tầm nhìn chiến lược.
Một trong những nguyên nhân chính khiến các đô thị vệ tinh của Hà Nội thời gian qua chậm phát triển là vướng mắc về giao thông kết nối. Do đó trong định hướng quy hoạch chung lần này, Hà Nội nghiên cứu đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông mang tính kết nối cao.

Phương án quy hoạch Thủ đô tập trung xoay quanh 5 trụ cột phát triển: văn hoá, con người và di sản nghìn năm văn hiến; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số; hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại; xã hội số, đô thị thông minh; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để thực hiện tốt Quy hoạch Thủ đô sau khi được phê duyệt, cần có các giải pháp huy động tốt nguồn lực.
Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Hà Nội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài theo đúng định hướng của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sau khi được HĐND thành phố thông qua, Ban cán sự Đảng UBND thành phố sẽ tiếp thu, hoàn thiện Đồ án trình Bộ Xây dựng và Hội đồng thẩm định nhà nước. Thành phố dự kiến sẽ trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12/2023, trình Bộ Chính trị vào tháng 2/2024.


Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ 18 phường sẽ sắp xếp thành 2 đơn vị hành chính cơ sở. Ngay trong ngày 19/4, các phường đã tiến hành việc lấy ý kiến người dân tại thôn, tổ dân phố về chủ trương này.
Hà Nội chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài vào sáng nay, 19/4. Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm của thành phố. Dự sự kiện có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cùng đại diện các Sở ngành, địa phương.
Thực trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội đòi hỏi những giải pháp căn cơ và toàn diện nhằm giảm thiểu số lượng, hạn chế mức độ sử dụng xe cá nhân của người dân.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh hôm nay (19/4) đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
Quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) dự kiến sẽ hợp nhất các phường hiện có thành 3 đơn vị hành chính mới gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.
0