Campuchia trục xuất 119 người Thái Lan trong trung tâm lừa đảo

119 công dân Thái Lan này nằm trong số 230 người nước ngoài bị Campuchia bắt giữ, khi đột kích vào các trung tâm lừa đảo ở thành phố biên giới Poipet ngày 22-23/2.

Ngày 1/3, lực lượng chức năng Campuchia đã tiến hành trục xuất 119 công dân Thái Lan (trong đó có 58 phụ nữ) qua Cửa khẩu quốc tế Poipet sau một thời gian tạm giữ vì nhập cảnh, cư trú và làm việc bất hợp pháp.

Tổng Cục di trú (GDI), thuộc Bộ Nội vụ Campuchia cho biết Ban chỉ đạo điều tra và trấn áp các loại hình tội phạm đã bắt giữ nhóm người trên trong cuộc đột kích ngày 22-23/2 tại làng Mittapheap, phường Poipet, thành phố Poipet, tỉnh Banteay Meanchey, Tây Bắc Campuchia.

Theo GDI, nhóm người nước ngoài này đã nhập cảnh hợp pháp và bất hợp pháp đến Campuchia với mục đích tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, liên quan hoạt động trực tuyến bất hợp pháp. Do đó, nhà chức trách Campuchia đã phối hợp với cơ quan chức năng nước ngoài để thực hiện quy trình thủ tục trục xuất theo quy định.

Hoạt động trục xuất diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Hoàng gia Campuchia vừa ban hành quyết định thành lập Ủy ban Chuyên trách công tác phòng, chống tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao, thể hiện quyết tâm trấn áp tội phạm lừa đảo trực tuyến và các loại hình tội phạm liên quan ở quốc gia Đông Nam Á này.

Quyết định công bố ngày 24/2 nêu rõ, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet trực tiếp phụ trách Ủy ban Phòng, chống tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao vừa thành lập.

Ủy ban này còn có 24 thành viên khác là các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, lãnh đạo các đơn vị Quân đội và Công an liên quan, cùng người đứng đầu các cơ quan chính quyền cấp tỉnh trong toàn quốc.

Bên cạnh nhiệm vụ đấu tranh trấn áp tội phạm, Ủy ban Phòng, chống tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao của Campuchia còn có nhiệm vụ triển khai hoạt động hợp tác quốc tế với các quốc gia liên quan trong công tác phòng chống tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao, cũng như thực hiện các nhiệm vụ cần thiết khác nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao.

Cảnh sát Campuchia bắt giữ 230 người nước ngoài vào 22-23/2 trong một cuộc đột kích vào một trung tâm lừa đảo ở Poipet, tỉnh Banteay Meanchey. Ảnh: Bangkok Post.

Trong một diễn biến khác, các quan chức Indonesia cho biết 84 công dân Indonesia (trong đó có 15 phụ nữ) đã trở về nhà đêm 28/2 trên hai chuyến bay từ Thái Lan.

Đây là nhóm mới nhất bị cáo buộc là công nhân lừa đảo được hồi hương khỏi khu vực này. Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết trong số những người được trả về có ba phụ nữ đang mang thai, hiện ở trong "tình trạng tốt và khỏe mạnh".

Đợt bàn giao trên diễn ra sau các cuộc đàm phán giữa các quan chức Indonesia và các đối tác Thái Lan và Myanmar. Người phụ trách mảng bảo hộ công dân thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Judha Nugraha, cho biết: "Họ sẽ được đưa đến nhà an toàn và trung tâm chấn thương của Bộ Xã hội. Họ sẽ trải qua quá trình phục hồi chức năng". Trước đó, đợt hồi hương đầu tiên diễn ra vào tháng Hai, gồm 46 người Indonesia.

Các hoạt động lừa đảo qua mạng đã phát triển mạnh ở các khu vực biên giới Myanmar trong nhiều năm qua. Các trung tâm lừa đảo dụ dỗ người lao động nước ngoài bằng những lời hứa về công việc lương cao, nhưng lại bắt họ làm con tin và buộc phải thực hiện hành vi gian lận trực tuyến.

Gần đây, Myanmar đã trấn áp một số khu phức hợp lừa đảo, giải thoát khoảng 7.000 công nhân từ hơn 20 quốc gia.

Hàng nghìn người Indonesia đã bị dụ dỗ ra nước ngoài trong những năm gần đây đến các quốc gia Đông Nam Á khác để tìm công việc được trả lương cao hơn, chỉ để rơi vào tay những kẻ lừa đảo xuyên quốc gia.

Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao, từ năm 2020 đến tháng 9/2024, Jakarta đã hồi hương hơn 4.700 người Indonesia bị vướng vào các hoạt động lừa đảo trực tuyến từ các nước láng giềng.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.