Cảm biến quang học mới của Sony có thể thay đổi cả ngành nhiếp ảnh?
Có thể bạn từng bắt gặp khung cảnh rất đẹp, giơ máy ảnh lên chụp nhưng rồi thất vọng vì máy không thể ghi lại hình ảnh đẹp như mắt nhìn thấy.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ những hạn chế của cảm biến máy ảnh, trong đó có hình dạng của chúng. Bằng sáng chế mới của Sony cho thấy hãng đang tìm cách khắc phục nhược điểm này.
Qua hàng triệu năm tiến hoá, mắt người đã trở thành một tạo vật giúp đem lại khả năng quan sát tuyệt vời. Các loại camera dù có đắt tiền đến đâu thì cũng chỉ là một bản sao chưa hoàn thiện của đôi mắt.

Gần đây, các nhà sản xuất đã tạo ra một phát minh có khả năng mô phỏng mắt người, đó là cảm biến cong. Các loại cảm biến thông thường có bề mặt bằng phẳng. Điều này sẽ khiến những bức ảnh cho ra có một "độ cong" không tự nhiên, bắt buộc các nhà sản xuất phải điều chỉnh quang học bằng các thấu kính.
Khối lượng và độ dày của cả hai thành phần sẽ đem lại sự bất tiện nhất định cho người dùng. Vì vậy, việc thay thế cảm biến thông thường bằng loại cong sẽ giảm thiểu vấn đề trên.
Cảm biến cong mô phỏng thiết kế của võng mạc mắt người, giúp máy ảnh có độ nhạy cao gấp 1,4 lần ở vùng trung tâm và gấp 2 lần ở phần rìa của nó. Sony đã nghiên cứu công nghệ này từ năm 2014.

Sony cùng vài nhà sản xuất khác như Canon đã phát triển công nghệ này được một thời gian. Cảm biến cong vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chưa được tung ra thị trường.
Vào cuối năm 2020, Sony đã đăng ký bằng sáng chế sản xuất cảm biến cong. Theo DCW, có thể hãng dùng loại cảm biến này cho các đời smartphone mới. Công nghệ này có thể giúp những mẫu smartphone của Sony đạt được bước tiến lớn, và có thể thay đổi cả ngành nhiếp ảnh nếu nó được phát triển dài hạn, tạo ra khác biệt lớn so với các công nghệ hiện có.


Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.
Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.
Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.
Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
0