Các vấn đề pháp lý Tổng thống Mỹ sẽ phải đối mặt
Trong giai đoạn chuyển giao giữa các chính quyền, hồ sơ của mỗi chính quyền cần được nộp cho Cục Quản lý hồ sơ và Văn khố quốc gia Mỹ. Việc tự ý cất giữ hoặc loại bỏ các tài liệu mật đều là bất hợp pháp. Mỹ cho rằng việc không cất giữ và bảo quản các tài liệu phù hợp có thể gây ra những nguy cơ cho an ninh quốc gia, đặc biệt là khi số tài liệu này rơi vào tay nhầm người.
Phát biểu sau khi số tài liệu được tìm thấy, Tổng thống Biden bày tỏ ngạc nhiên nhưng cũng nói rằng sẵn sàng hợp tác với các cơ quan điều tra. Tổng thống Joe Biden nói: “Như tôi đã nói vào đầu tuần này, mọi người biết tôi rất coi trọng các tài liệu mật. Tôi cũng đã nói rằng chúng tôi đang hợp tác đầy đủ và toàn diện với Bộ Tư pháp.”
Cựu Tổng thống Trump thì cho rằng số tài liệu thực tế đã được ông giải mật, nhưng luật sư của ông từ chối khẳng định điều này trong hồ sơ của tòa. Đối với vụ của ông Trump, Cục Quản lý hồ sơ và Văn khố quốc gia Mỹ đã cố gắng thu về các tài liệu trong hơn một năm sau khi ông rời văn phòng, nhưng không thành công. Đến khi cựu Tổng thống trả lại 15 thùng hồ sơ vào tháng 1/2022, các quan chức cục mới phát hiện trong đó có các tài liệu mật.
Họ báo cáo sự việc với Bộ Tư pháp và bộ này ban hành trát tòa án yêu cầu trả lại tất cả các hồ sơ mật. Các nhà điều tra sau đó đến nhà ông Trump và luật sư của ông tại đây trả lại thêm một số hồ sơ, đồng thời khẳng định không còn tài liệu nào. Nhưng đến khi FBI tìm thêm được một số bằng chứng bao gồm hình ảnh camera giám sát tại nhà ông Trump, họ yêu cầu lệnh khám xét từ tòa án và thực hiện điều này hôm 8/8/2022 vì lo ngại đang có hành vi cản trở điều tra. FBI tìm được thêm 13.000 tài liệu nữa, trong đó 100 tài liệu được đánh dấu bảo mật.
Theo các chuyên gia, nếu việc cất giữ và loại bỏ các hồ sơ mật là cố ý thì sẽ được xem là hành vi phạm tội. Các chuyên gia luật cho rằng ông Trump có thể đối mặt với các rủi ro pháp lý nhiều hơn ông Biden. Đến nay, Bộ Tư pháp chưa đưa ra thông tin nào cho thấy Tổng thống đương nhiệm đã cố ý cất giữ các hồ sơ hay từ chối trao trả lại cho chính phủ khi được yêu cầu. Bên cạnh đó, vì đang giữ chức, ông Biden cũng ít khả năng bị truy tố. Bộ Tư pháp vẫn giữ chính sách lâu dài về việc không truy tố các Tổng thống đương nhiệm.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0