Các nước nghèo cạn kiệt tài chính vì trả nợ

Ngân hàng thế giới (World Bank) cho biết, các nước đang phát triển đã chi gần 500 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm 2022, là nguyên nhân nguồn tài chính cho các nhu cầu quan trọng về y tế, giáo dục và ứng phó với biến đổi khí hậu bị cạn kiệt, đồng thời dẫn đến nguy cơ ngày càng cao khiến những nước nghèo nhất rơi vào khủng hoảng nợ.

Trong Báo cáo nợ quốc tế mới nhất, WB nêu rõ, năm 2022 các khoản thanh toán nợ - gồm cả gốc và lãi - đã tăng 5% so với năm 2021, lên mức kỷ lục 443,5 tỷ USD trong bối cảnh các mức lãi suất toàn cầu tăng mạnh nhất trong vòng 40 năm qua.

WB dự tính, các khoản thanh toán này có thể tăng 10% trong giai đoạn năm 2023 - 2024; thêm vào đó, mức nợ kỷ lục và lãi suất cao đã đẩy nhiều quốc gia đến bờ vực khủng hoảng.

World Bank kêu gọi các nước có nợ, chủ nợ nhà nước và tư nhân cũng như tổ chức tài chính, đa phương phối hợp hành động nhanh chóng để tăng tính minh bạch, phát triển các công cụ cho vay bền vững hơn và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nợ

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.