Các nước NATO yêu cầu công dân rời Liban

Trước bối cảnh Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đang trên bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn diện, nhiều nước thành viên NATO đã yêu cầu công dân rời khỏi Liban.

Một số thành viên NATO, bao gồm Mỹ, đã ban hành cảnh báo du lịch đến Liban, kêu gọi công dân của mình ngay lập tức rời khỏi quốc gia này trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah ủng hộ Palestine.

Đại sứ quán Mỹ tại Liban đã ban hành cảnh báo du lịch ngày sau đó, kêu gọi người Mỹ "xem xét kỹ lưỡng việc đi du lịch đến Liban". "Môi trường an ninh vẫn phức tạp và có thể thay đổi nhanh chóng", đại sứ quán Mỹ tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Anh đã khuyến cáo công dân "không nên đi du lịch đến Liban do những rủi ro liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra" giữa Israel và Hezbollah. Những cảnh báo tương tự cũng được nhiều nước đưa ra, như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Na Uy và Đan Mạch, cũng như các quốc gia không thuộc NATO như Ireland và Australia.

Tập đoàn hàng không quốc gia Đức Lufthansa ngày 29/7 cho biết đã đình chỉ năm tuyến bay đến và đi từ Beirut của các hãng hàng không thuộc tập đoàn này, bao gồm Swiss International Air Lines, Eurowings và Lufthansa, cho đến ngày 30/7, để phòng ngừa trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Israel và Hezbollah.

Cao nguyên Golan bị tấn công hôm 27/7.

IDF và Hezbollah đã có các cuộc giao tranh lẻ tẻ kể từ khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra vào tháng 10/2023. Nhóm vũ trang này đã nhiều lần bắn rocket và đạn cối vào các vị trí của Israel để khẳng định sự đoàn kết với Hamas và người Palestine ở Gaza, khiến IDF trả đũa bằng hỏa lực pháo binh và không kích.

Đáp lại cuộc tấn công hôm 27/7 ở cao nguyên Golan, Israel đã đe dọa Hezbollah bằng "cuộc chiến toàn diện", trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Israel cho biết nhóm này đã "vượt qua mọi ranh giới đỏ và Israel sẽ có phản ứng đáp lại".

Nội các an ninh Israel đã họp vào tối 28/7 và trao cho Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant quyền quyết định thời gian và phạm vi của các hành động quân sự tiếp theo.

Căng thẳng leo thang nhanh chóng vào ngày 27/7, khi một cuộc tấn công bằng tên lửa đã khiến 12 trẻ em thiệt mạng tại thành phố Majdan Shams của người Druze, ở cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết Hezbollah đã bắn tên lửa Falaq-1 do Iran sản xuất từ miền nam Liban. Tuy nhiên, lực lượng Hezbollah đã phủ nhận mọi sự liên quan đến cuộc tấn công.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.