Cả nước còn thiếu hơn 100.000 giáo viên các cấp học

Cả nước vẫn còn thiếu hơn 107.000 giáo viên các cấp học, đây là thông tin tại Hội thảo “Bố trí giáo viên và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”, do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Cả nước còn thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học.

Thông tin tại Hội thảo, TS Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, nêu thực tế, cả nước còn thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học. Trong đó, bậc mầm non thiếu nhiều nhất với 44.000 giáo viên, kế đến là tiểu học thiếu gần 33.000 giáo viên, THCS thiếu trên 18.000 và THPT thiếu gần 12.000 giáo viên.

Nguyên nhân là do từ năm 2015 trở về trước, nhiều địa phương có tỷ lệ giáo viên/lớp thấp do chỉ tiêu biên chế được giao chưa đủ định mức, bậc tiểu học triển khai chương trình dạy học 1 buổi/ngày nên giao biên chế 1,2 giáo viên/lớp.

Từ năm 2015 đến nay, thực hiện chủ trương dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, định mức nâng lên 1,5 giáo viên/lớp nhưng biên chế giáo dục không tăng thêm, trong khi đó số lượng học sinh tăng đều hàng năm, đặc biệt ở các thành phố lớn tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai... Riêng đối với các môn học đặc thù như tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật, chính sách tuyển dụng và thu nhập cho giáo viên chưa đủ sức thu hút nên luôn khan hiếm nguồn tuyển.

Trước thực tế trên, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đề nghị các địa phương rà soát, tập trung giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, đặt hàng các trường sư phạm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, kết hợp với việc sắp xếp lại hệ thống trường lớp, giảm trường học có quy mô nhỏ, xây dựng trường nhiều cấp học, xã hội hóa giáo dục ở những nơi đủ điều kiện, đẩy mạnh bố trí giáo viên liên trường, liên cấp nhằm tháo gỡ khó khăn về đội ngũ. Song song đó, mỗi cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ, rà soát số lượng và cơ cấu giáo viên ở tất cả môn học, khẩn trương tuyển dụng giáo viên còn thiếu so với biên chế được giao.

PV/HANOITV

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.

Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.