Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới

Trong các ngày 9-13/3, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025). Đây là sự kiện quan trọng, góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, xây dựng hình ảnh thành phố Buôn Ma Thuột là "Thành phố cà phê của thế giới", góp phần nâng cao vị thế ngành cà phê Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của tỉnh Đắk Lắk.

Nhân dịp này, Đắk Lắk cũng tổ chức các sự kiện tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê; giới thiệu tiềm năng du lịch, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực cà phê và các sản phẩm nông nghiệp; giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk - Trưởng BTC Lễ hội phát biểu tại buổi họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Ảnh: BTC.

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk - Trưởng BTC Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025, cho biết, Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk là thủ phủ cà phê của Việt Nam, có sản lượng cà phê lớn nhất cả nước với diện tích cây trồng hơn 210.000 ha, hàng năm thu hoạch khoảng 520.000 tấn, chiếm 30% sản lượng cà phê Việt Nam và được xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia trên thế giới.

Qua 8 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã tạo được tiếng vang cho du khách, người yêu thích cà phê trong nước và quốc tế. Kế thừa những thành công đó, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, với các hoạt động chính thức và một số hoạt động hưởng ứng Lễ hội của các địa phương.

Có thể kể đến một số hoạt động cụ thể, như: Chương trình Khai mạc, Bế mạc; Lễ hội đường phố; Hội nghị giao thương quốc tế kết nối, nâng tầm cà phê Việt… Bên cạnh đó còn có các hoạt động điểm nhấn: Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội trên môi trường mạng; Lễ khởi công Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend; Hội trại cà phê “Đồng hành, chia sẻ” tại khu di tích lịch sử - văn hóa Đồn điền CADA, huyện Krông Pắc.

Lễ hội Cà phê hàng năm là dịp gặp gỡ, trao đổi hợp tác kinh doanh, góp phần đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, đồng thời xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương, phát triển du lịch của địa phương. Ảnh: BTC.

Đại diện Ban Tổ chức cũng cho hay, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần này sẽ là cơ hội tốt cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp cùng bạn bè trên thế giới có dịp gặp gỡ, trao đổi hợp tác kinh doanh, góp phần đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương, phát triển du lịch, giới thiệu hình ảnh đặc sắc về văn hóa cà phê, về con người, các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Qua đó tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, thân thiện, lịch sự, mến khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.