BRICS tạo cơ hội để các quốc gia phát triển kinh tế
Ả Rập Xê-út, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Iran và Ethiopia đã chính thức trở thành thành viên BRICS từ ngày 1/1/2024.
Giáo sư Constantinos Berhutesfa - Đại học Addis Ababa, Ethiopia cho biết: "Ethiopia có rất nhiều tiềm năng. Vì vậy, khoản đầu tư đến từ các nước BRICS sẽ thúc đẩy sự phát triển của chúng tôi. Điều thứ hai là, Ethiopia nằm ở vùng sừng châu Phi và là cửa ngõ vào phần còn lại của lục địa. Vì vậy, chắc chắn BRICS sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho Ethiopia và chúng tôi cũng sẽ đáp lại những lợi ích này".
Ai Cập, một quốc gia từ lâu đã mong muốn tham gia cơ chế hợp tác BRICS, đã khuyến khích sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch tài chính, thương mại quốc tế giữa các nước BRICS và các đối tác thương mại của họ theo cơ chế hợp tác.

Ông Khaled El-shamy, Tổng biên tập Báo Ai Cập Ngày Nay cho biết: “Việc tham gia cơ chế hợp tác BRICS sẽ mang lại lợi ích cho Ai Cập nhờ tiềm năng tăng trưởng kinh tế đáng kể và ảnh hưởng quốc tế của hầu hết các nước thành viên BRICS.
Ai Cập từ lâu đã muốn gia nhập BRICS, nhằm tăng cường quan hệ với các quốc gia thành viên, thu hút đầu tư và tìm kiếm các giải pháp thanh toán thay thế cho đồng đô la Mỹ. Đạt được các thỏa thuận thanh toán bằng đồng nội tệ với các thành viên BRICS sẽ là một bước quan trọng hướng tới mục tiêu phi đô la hóa của Ai Cập".
Theo các chuyên gia, hợp tác BRICS thể hiện mô hình phát triển tập trung vào lợi ích chung thông qua hỗ trợ kinh tế lẫn nhau.
Việc các nước BRICS sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch tài chính và thương mại quốc tế cũng sẽ góp phần cải cách hệ thống tiền tệ tài chính quốc tế, tăng cường tính đại diện và tiếng nói của các nước đang phát triển, đồng thời thúc đẩy hệ thống tiền tệ quốc tế theo hướng đa dạng hóa.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0