Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ cán bộ giáo viên cả nước
Chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết nối với các tỉnh, thành phố qua 63 điểm cầu của các sở giáo dục và đào tạo.
Để chuẩn bị cho chương trình, thông qua Công đoàn Giáo dục Việt Nam từ Trung ương đến địa phương, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận hơn 6.500 ý kiến, trong đó có khoảng 6.000 ý kiến từ các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt.
Các ý kiến tập trung vào nhóm vấn đề lớn, như triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 (dạy học môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…), chế độ chính sách nhà giáo (tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non…), điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên (trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…).
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa bộ trưởng, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các cục, vụ với toàn thể nhà giáo để gần nhau hơn, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, cùng chia sẻ để tăng thêm sức mạnh chung.
Theo bộ trưởng: "Ngành giáo dục đang triển khai những việc rất lớn, rất khó", để làm việc khó phải đồng tâm, hiệp lực. Việc càng khó, càng lớn, càng phải hiệp lực, đồng tâm. Cả triệu người cùng nhìn về một phía thì khó mấy, lớn mấy chúng ta cũng làm được.
Với hơn 6.500 câu hỏi được gửi bằng nhiều nguồn khác nhau, không thể trả lời hết trong một buổi. Ngoài các vấn đề được trao đổi trực tiếp tại buổi gặp gỡ, bộ trưởng cho biết sẽ chỉ đạo các cục, vụ tiếp tục phân tích câu hỏi và có cách trả lời theo từng chủ đề phù hợp; quan trọng hơn là lắng nghe ý kiến để có những điều chỉnh về mặt chính sách.
Tổng hợp


Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
0