Biển Đỏ 'dậy sóng', xuất khẩu của Ấn Độ lao đao
Kể từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra vào tháng 10 năm ngoái, phiến quân Houthi ở Yemen đã bắn tên lửa và máy bay không người lái vào tàu thuyền trên Biển Đỏ, khiến các công ty vận tải phải định tuyến lại các chuyến tàu đi qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi.
Những thay đổi này đã khiến thời gian vận chuyển theo lịch trình từ Ấn Độ tăng thêm khoảng hai tuần, cùng với đó là chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
Các quan chức Ấn Độ cho biết, khoảng 1/4 các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang tạm dừng xuất khẩu do chi phí cao liên quan đến cuộc khủng hoảng Biển Đỏ.
Được biết, khoảng 80% thương mại hàng hóa của Ấn Độ với châu Âu, ước tính trị giá gần 14 tỷ USD mỗi tháng, trước đây đều đi qua tuyến đường thủy quan trọng này. Cơ quan nghiên cứu chính thức của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cảnh báo, thương mại có thể bị ảnh hưởng đáng kể nếu sự căng thẳng ở Biển Đỏ kéo dài.


Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).
Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.
0