Bệnh viện Phụ sản TW bị tố 'tắc trách'
Liên quan đến vụ việc gia đình sản phụ Q.A (28 tuổi, ở Bắc Giang) phản ánh sự cố y khoa, sự tắc trách của bác sĩ khi điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em yêu cầu bệnh viện xác minh và báo cáo trường hợp này.
Theo đó, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương kiểm tra xác minh các thông tin trên báo chí đăng về vụ việc và báo cáo Bộ Y tế.
Bệnh viện khẩn trương rà soát quá trình khám bệnh, chữa bệnh đối với bà Q.A tại bệnh viện, cung cấp đầy đủ thông tin tới bệnh nhân và các cơ quan truyền thông đại chúng.
Đồng thời, Cục cũng yêu cầu bệnh viện rà soát việc ban hành và thực hiện các quy trình chuyên môn trong công tác khám, chữa bệnh tại bệnh viện, kịp thời chấn chỉnh các điểm tồn tại, bất cập (nếu có) và báo cáo Bộ Y tế.
Trước đó, ngày 21/2, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em nhận được thông tin phản ánh trên báo chí về sự cố y khoa đối với sản phụ Q.A (28 tuổi, ở Bắc Giang) phản ánh những trải nghiệm khi điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Cụ thể, theo phản ánh, sản phụ Q.A nhập viện hôm mùng 2 Tết trong tình trạng thai 25 tuần, đau bụng liên tục.
Đến tối mùng 3 Tết, chị Q.A cứ 5 phút lại xuất hiện một cơn đau quằn quại. Bác sĩ tư vấn chị truyền thuốc Tractocile (9 ống truyền trong hai ngày với chi phí 22 triệu), trải qua được hết chuỗi ngày Tết.
Ngày mùng 6 Tết, bác sĩ khám nói mọi thứ đều bình thường, đã dùng thuốc tốt nhất, theo dõi 1-2 ngày có thể ra viện. Nhưng đến tối thì sản phụ đau bụng, ra rất nhiều dịch nhầy kèm máu hồng. Nửa đêm, sản phụ lại phải tiêm truyền thuốc Tractocile.
Theo chồng chị Q.A. chia sẻ, sáng mùng 7 Tết, bác sĩ đi buồng thấy chị A. đang được truyền thuốc Tractocile còn nói rằng, tình trạng của sản phụ chưa đến mức phải truyền. Sau đó bác sĩ từ chối khám lại vì đang truyền thuốc. Trong ngày hôm đó, chị Q.A. cũng chỉ được ngậm thuốc thay vì truyền.
Đêm cùng ngày, chị Q.A liên tục xuất hiện cơn đau gò quá mức chịu đựng; thậm chí, có tình trạng ướt giường như vỡ ối, phải đóng bỉm. Tuy nhiên, khi khám bác sĩ chỉ kết luận là "khí hư" và tiếp tục theo dõi.
Sáng mùng 8 Tết, mặc dù cơn đau có dịu lại nhưng chị A. vẫn gặp tình trạng ra rất nhiều máu. Lúc này, bác sĩ đi buồng nghi rỉ ối và cho lấy máu xét nghiệm. Lo sợ bản thân gặp vấn đề và đứa con trong bụng đang bất ổn, chị Q.A yêu cầu xin chuyển viện.

Theo chồng chị Q.A, hai vợ chồng đã ký cam kết tự nguyện và chuyển ngay sang cấp cứu của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Chiều mùng 9 Tết, ngay sau khi chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chị Q.A. được bác sĩ kết luận ối cạn, màu nước ối đục như nước thịt, nếu muộn hơn sẽ hỏng luôn tử cung. Bác sĩ cho biết trong mọi trường hợp, họ sẽ ưu tiên cứu mẹ.
Em bé sinh non, nằm lồng kính truyền kháng sinh 7 ngày, sau đó cắt được hai ngày thì tình trạng nhiễm khuẩn tiếp tục tái lại. Ngày 20/2, em bé của sản phụ Q.A đã không qua khỏi.
Câu chuyện mất con của chị Q.A đã được chia sẻ, lan truyền trên mạng xã hội trong mấy ngày gần đây, khiến dư luận hết sức hoang mang.
Phía bệnh viện cho biết, bệnh viện chia sẻ với mất mát của người bệnh. Về chuyên môn, các bác sĩ đã làm đúng quy trình. Các bác sĩ đã kê thuốc tốt nhất cho người bệnh nhưng những ca rỉ ối, ở tuần thai sớm rất khó có cơ hội.
Theo TTXVN


Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên toàn quốc rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả), thực phẩm chức năng… cho người bệnh.
Cả nước đã ghi nhận 76.312 trường hợp nghi mắc sởi tính từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính, theo thông tin từ Bộ Y tế.
Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.
Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.
Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.
Bộ Y tế cho biết đã có sản phẩm nằm trong danh sách sữa giả được sử dụng tại cơ sở y tế với số lượng lớn, Bộ yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát, báo cáo sớm nếu có liên quan.
0