Bến xe sẵn sàng phương tiện phục vụ cao điểm nghỉ lễ

Với thời gian nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, các bến xe của Hà Nội và các doanh nghiệp vận tải hành khách đã chủ động sớm cho kế hoạch tăng cường phương tiện.

Hôm nay, 29/4, là ngày làm việc cuối cùng trước khi bước vào kì nghỉ lễ 30/4-1/5. Theo dự báo, từ nay, lượng khách đổ về các bến xe sẽ dần tăng cao, bắt đầu cho các lộ trình như về quê, du lịch hay đi thăm thân. Với thời gian nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, các bến xe của Hà Nội và các doanh nghiệp vận tải hành khách đã chủ động sớm kế hoạch tăng cường phương tiện. Mục tiêu là đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại tăng cao đột biến của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu xe hay nhồi nhét khách, tăng giá vé.

Từ sau cao điểm Tết Nguyên đán, dịp nghỉ lễ 30/4 này được xem là dịp để các nhà xe tận dụng tăng nguồn thu bởi lượng khách dự báo sẽ tăng mạnh… Với lộ trình hướng về điểm du lịch biển, nhà xe chạy tuyến Bến xe Giáp Bát - Bến xe Sầm Sơn đã xây dựng kế hoạch tăng lượt chuyến từ cách đây nửa tháng.

Ông Nguyễn Viết Dũng - Quản lý Nhà xe Tuân Yến, Công ty CP thương mại Văn Phúc chia sẻ: "Hiện tại chúng tôi khai thác một ngày 5 chuyến, trong dịp cao điểm 30/4-1/5 này thì bổ sung thêm 5 xe. Và đặc biệt vào chiều ngày 29/4, tôi cho rằng lượng khách tăng cao nên sẽ bổ sung thêm 5 xe nữa".

Năm nay, Công ty cổ phần bến xe Hà Nội phối hợp với 3 bến xe lớn trực thuộc là bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình và Gia Lâm cùng các doanh nghiệp vận tải tăng cường thêm 625 phương tiện phục vụ đợt cao điểm. Lượng xe bổ sung thêm ngoài các xe chạy theo lốt cố định này tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2024 nhưng về cơ bản, số lượt xe di chuyển ở từng bến vẫn đảm bảo từ 900-950 lượt/ngày. Đáp ứng nhu cầu lượng khách qua bến tăng thêm từ 300-350% so với ngày thường. Ngoài ra, các đơn vị vẫn chủ động xe dự phòng trong trường hợp hành khách tăng cao đột biến.

Riêng Bến xe Nước Ngầm cũng bổ sung khoảng 200 xe khách dịp nghỉ lễ này, tập trung vào lộ trình các tỉnh Bắc Trung Bộ, miền Trung và phía Nam. Để đảm bảo an toàn cho các chuyến đi dịp nghỉ lễ sắp tới, từ giữa tuần qua, lực lượng chức năng đã tập trung vào công tác kiểm tra, rà soát an toàn phương tiện.

Ông Nguyễn Hoàng Yên - Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: "Thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, kiểm soát điều kiện phương tiện và người lái trước khi xe xuất bến. Đảm bảo rằng, thứ nhất phục vụ bà con đi lại thuận tiện. Thứ hai không để xảy ra tình trạng tăng giá vé, nhồi nhét khách".

Người dân có nhu cầu đi lại bằng xe khách dịp này cần lưu ý, hạn chế tối đa tình trạng vẫy xe dù bến cóc gây mất trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, nên vào bến bắt xe để đảm bảo quyền lợi và thời gian di chuyển trên mỗi hành trình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về một thời hoa lửa, những hy sinh, mất mát để làm nên Đại thắng Mùa xuân năm 1975 vẫn hiện hữu trong tâm trí cựu chiến binh Lưu Vân Trường.

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Quốc Oai và Thạch Thất, qua đó phát hiện nhiều vi phạm tại các cở sở bếp ăn tập thể và đơn vị sản xuất thực phẩm.

Trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long (phố Hoàng Diệu, quận Ba Ðình) có một di tích đặc biệt quan trọng liên quan đến công cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng dân tộc, đó là Nhà và Hầm D67.

Hơn 13.000 cán bộ, chiến sĩ đã "vượt nắng, thắng mưa", kiên trì luyện tập hàng tháng tại TP.HCM, mang theo tinh thần quyết tâm và tự hào để chuẩn bị cho lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam.

Thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước, không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa, mà còn là hậu phương lớn, luôn sát cánh, chi viện cho miền Nam ruột thịt trong suốt chặng đường đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.

Theo nghị quyết, sau khi sắp xếp, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường, giảm 400 xã, phường so với hiện nay, đảm bảo tỷ lệ 76% theo yêu cầu của Quốc hội.