Bầu cử Anh: Các ứng viên tranh luận trên truyền hình

Thủ tướng Anh Rishi Sunak và lãnh đạo Công đảng đối lập Keir Starmer đã có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình, vào thời điểm chiến dịch tranh cử tại Anh sắp kết thúc tuần thứ hai.

Trong cuộc tranh luận kéo dài khoảng một giờ, hai nhà lãnh đạo đã tập trung tranh luận vấn đề nhập cư, thuế, chi phí sinh hoạt, dịch vụ y tế quốc gia cũng như các vấn đề về an ninh, môi trường.

Thủ tướng Sunak cam kết giảm thuế, bảo vệ lương hưu của cử tri và giảm nhập cư. Ông tuyên bố Anh có thể rút khỏi Công ước nhân quyền châu Âu (ECHR) nếu kế hoạch gửi người xin tị nạn đến Rwanda của chính phủ bị cản trở.

Với vấn đề biến đổi khí hậu, Thủ tướng Anh cho biết ông đã đưa ra những quyết định "táo bạo" để  nước Anh vẫn đáp ứng các nghĩa vụ của mình, đồng thời bảo vệ ngân sách của các gia đình gặp khó khăn.

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Thủ tướng Anh Rishi Sunak (ngoài cùng bên phải) và lãnh đạo Công đảng đối lập Keir Starmer. Nguồn: The Telegraph.

Trong khi đó, lãnh đạo Công đảng Keir Starmer cho biết ông sẽ chấm dứt "sự hỗn loạn và chia rẽ" trong 14 năm qua và mang lại sự thay đổi cho đất nước. Ông cam kết sẽ giải quyết tình trạng đình công của nhân viên y tế, tuyển dụng giáo viên để giải quyết tình trạng thiếu lao động trong ngành giáo dục, tăng một số loại thuế cụ thể như thuế với trường tư thục, bỏ cơ chế thuế không cư trú.

Về Công ước nhân quyền châu Âu, ông Starmer bảo vệ việc tham gia công ước, cho rằng Anh cần là một quốc gia được tôn trọng trên trường quốc tế.

Theo cuộc thăm dò mới nhất, Công đảng đang vượt lên dẫn trước và được dự báo sẽ giành số ghế kỷ lục 487 ghế so với chỉ 71 ghế của Đảng Bảo thủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.