Bảo đảm bình ổn giá và nguồn cung hàng hoá
Dự báo từ nay đến cuối năm, thị trường hàng hóa tiếp tục được bình ổn khi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan điều tiết và các doanh nghiệp sản xuất, phân phối.
Siêu thị Co.opmart Hà Nội là một trong những đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá. Họ cho biết, mỗi khi thị trường có biến động, các giải pháp về nguồn cung và giá cả hàng hóa luôn được thực hiện tốt. Đặc biệt, các dòng sản phẩm nhãn hàng riêng luôn được áp dụng mức giá hợp lý nhất.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi luôn chủ động phối hợp với các nhà cung cấp liên tục thực hiện các chương trình khuyến mãi tại 800 điểm bán trên toàn quốc. Trước, trong và sau Tết đến giờ, hàng hóa và giá cả của chúng tôi vẫn luôn ổn định đến giờ".
"Mặc dù mức lương của công chức viên chức tăng nhưng chúng tôi vẫn giữ được giá bình ổn. Ngoài giá bình ổn đó chúng tôi còn thực hiện rất nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu cho người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm”, bà Dung cho biết thêm.
Theo người tiêu dùng, từ đầu năm tới nay nguồn cung và giá cả các mặt hàng hóa thiết yếu cơ bản được ổn định, không có sự biến động quá lớn. Họ tin tưởng sự tăng lương cơ bản từ 1/7 sẽ không ảnh hưởng nhiều tới mặt bằng giá.

Theo các chuyên gia kinh tế, từ ngày 1/7/2024 tăng lương cơ sở, điều này có thể gây tâm lý giá cả hàng hóa tăng theo lương. Nhưng, với những giải pháp mà Chính phủ và các bộ ngành đưa ra thì thị trường vẫn tiếp tục được giữ ổn định.
Ông Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế cho hay: “Trong vấn đề lương tăng, giá tăng, thì vấn đề quan trọng nhất là Nhà nước phải kiểm soát. Khả năng tăng lương có tác động đến lạm phát hay không thì qua phân tích ta thấy khó có khả năng. Bởi vì tỷ lệ lương trong lĩnh vực công mặc dù rất lớn, ví dụ từ năm 2024 – 2026, Bộ Tài chính đã chuẩn bị một lượng tiền rất lớn khoảng 936 nghìn tỷ. Với cái đó, với lương của khu vực công so với khu vực tư nhân thì còn thấp. Cho nên mức tăng như hiện nay là cao nhất từ trước tới nay 30% thì cũng không có tác động”.
Bộ Công thương dự báo trong thời gian tới, với các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh sẽ được cải thiện. Các mặt hàng thiết yếu cũng như cung cầu không có biến động lớn nên thị trường sẽ tương đối bình ổn.


Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.
Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.
0