Áo dài truyền thống: Bao giờ trở thành 'quốc phục'?

Áo dài đã trở thành biểu tượng về bản sắc văn hóa của người Việt, là thói quen trong sử dụng trang phục của cả nam giới lẫn nữ giới người Việt, là niềm tự hào mỗi khi bạn bè quốc tế nhắc đến Việt Nam. Nhưng đến nay, vì nhiều lý do mà áo dài vẫn chưa thể trở thành Quốc phục và Việt Nam vẫn chưa chọn được Quốc phục nào vừa ý.

Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, không rõ cấp nào, ai có thẩm quyền công nhận, phê duyệt chính thức văn bản hành chính về biểu tượng văn hóa của dân tộc, trong đó có quốc phục, quốc hoa Việt Nam.

Mặc dù không được chính thức xem là quốc phục của dân tộc nhưng áo dài được phụ nữ Việt thường xuyên sử dụng, mặc vào những dịp lễ, hội, sự kiện quan trọng. Dường như trong tâm thức của nhiều người, áo dài đã thực hiện chức năng như quốc phục Việt Nam cho phái nữ.

Mới đây, Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế - thành phố Huế đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Còn tại Hà Nội, cũng thường xuyên tổ chức những lễ hội áo dài rất hoành tráng, tôn vinh vẻ đẹp của áo dài và người phụ nữ Hà Nội.

Nếu hiểu bản sắc văn hóa dân tộc là dấu hiệu quan trọng để phân biệt giữa Việt Nam và các quốc gia khác, thì áo dài cũng là một biểu tượng văn hóa rõ ràng và cụ thể nhất về bản sắc văn hóa Việt Nam.

Với quan điểm "nên có quốc phục cho Việt Nam và áo dài từ lâu đã là một biểu tượng về văn hóa", nhiều nhà thiết kế thời trang từ lâu đã luôn dành tâm huyết cho các bộ sưu tập của mình gắn với hình ảnh hoa văn họa tiết đậm chất dân gian, truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.

Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.

Tạp chí Người Hà Nội trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào sáng 8/5

Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác.

Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.