62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến

Bộ Y tế vừa ban hành danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng bảo hiểm y tế.

Thông tư của Bộ Y tế có số 01/TT-BYT và có hiệu lực thi hành luôn từ 1/1/2025, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có quy định một số bệnh không cần giấy chuyển tuyến.

Thông tư ban hành kèm danh mục một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được hưởng 100% mức hưởng theo quy định. Cụ thể, người bệnh được hưởng quyền lợi sau khi đã được một cơ sở y tế chẩn đoán xác định mắc bệnh thuộc danh mục 62 bệnh này. So với danh mục cũ, danh mục mới tăng 20 loại bệnh.

Bao gồm các nhóm bệnh như nhiễm trùng, ung thư, hội chứng rối loạn chuyển hóa, rối loạn dự trữ thể tiêu bào, bệnh lý thần kinh, tim mạch, phổi, da, dị tật bẩm sinh và các tình trạng đặc biệt như kháng thuốc chống lao, di chứng chiến tranh, hoặc tình trạng ghép tạng.

Người mắc các bệnh này khi được chẩn đoán ở cấp ban đầu có thể đến thẳng cơ sở chuyên sâu khám, chữa bệnh mà không cần giấy chuyển viện, vẫn được hưởng 100% quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định.

Nếu tự đi khám tại cấp chuyên sâu và được chẩn đoán mắc các bệnh trên, quyền lợi bảo hiểm y tế cũng được áp dụng ngay từ lần khám đầu tiên. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế không chi trả cho các quyền lợi nằm ngoài danh mục trong trường hợp bệnh nhân đăng ký khám thêm.

Dưới đây là các bệnh cụ thể được phép vượt tuyến:

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên toàn quốc rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả), thực phẩm chức năng… cho người bệnh.

Cả nước đã ghi nhận 76.312 trường hợp nghi mắc sởi tính từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính, theo thông tin từ Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.

Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.

Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.

Bộ Y tế cho biết đã có sản phẩm nằm trong danh sách sữa giả được sử dụng tại cơ sở y tế với số lượng lớn, Bộ yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát, báo cáo sớm nếu có liên quan.