37 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì

Bệnh viện Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã tiếp nhận 37 trường hợp nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì, ngày 30/3.

Theo Bệnh viện Quận 11, ngày 29/3, bệnh viện liên tục tiếp nhận 37 trường hợp nhập viện với các biểu hiện đau bụng, nôn ói. Qua tìm hiểu, những trường hợp nhập viện này đều là học sinh Trường THCS Tân Túc (huyện Bình Chánh) ăn bánh mì vào buổi sáng cùng ngày trong chuyến du lịch tại Công viên Văn hoá Đầm Sen (quận 11).

Các bệnh nhân nhập viện được dùng kháng sinh, bù dịch và điều trị các triệu chứng. Hiện còn hai bệnh nhân đang nhập viện nội trú; 35 ca xử trí tại Khoa Cấp cứu được cấp toa và theo dõi tại nhà.

PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thực phẩm nghi gây ngộ độc là bánh mì mua ở quận 6. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu kiểm nghiệm làm rõ nguyên nhân, đang chờ kết quả.

Các bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Quận 11. Ảnh: VnExpress.

Trước đó, trong hai ngày 26 và 27/3, một số học sinh hai trường thuộc Hệ thống giáo dục Tuệ Đức là Trường Tiểu học - THCS Tuệ Đức và Tiểu học - THCS Tâm Tuệ Đức (thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) có biểu hiện đau bụng sau khi ăn trưa, bữa xế, bữa sáng tại trường, nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.

Theo báo cáo của nhà trường, trong ngày 26/3, Trường Tiểu học - THCS Tuệ Đức (đặt tại đường Lương Định Của, phường An Khánh, thành phố Thủ Đức) ghi nhận có 38 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm. Cụ thể, có hai học sinh ở nhà và hai học sinh ở trường cùng biểu hiện nghi ngờ và 34 học sinh có một trong ba biểu hiện đau đầu, ói, tiêu chảy sau khi ăn tại trường. Món ăn nghi ngộ độc là trong bữa ăn trưa, ăn xế ngày 25/3 và sáng 26/3.

Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 566/ATTP-NĐTT đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho cơ sở chế biến nghi ngờ gây ngộ độc; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Cơ quan chức năng tạm đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến bữa ăn nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm; xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng; tăng cường các biện pháp quản lý, đặc biệt trong các bếp ăn tập thể, các cơ sở cung cấp suất ăn để hạn chế nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Nhiều người đang lấy cơ thể của mình ra để làm vật thí nghiệm mà không biết. Có bệnh là lên mạng hỏi và chữa theo các phương pháp mà cộng đồng mạng chỉ cho, đa số là chưa được khoa học kiểm chứng. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng họ mới tới gặp bác sĩ ở bệnh viện, khi ấy đã quá muộn.

Mô hình ngân hàng sữa mẹ đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non tại Uganda trong vài năm gần đây.

Bệnh viện Phổi Trung ương vừa ghép phổi thành công cho hai bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, mang đến cho họ một cuộc đời mới.

Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ Y tế, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả và lập hồ sơ chuyển Công an TP. Hồ Chí Minh xử lý theo quy định pháp luật.

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - chai 300 gam do vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và chứa thành phần không có trong bản công bố tiêu chuẩn.

Uống nước cốt chanh để thải độc thanh lọc cơ thể, giảm cân đang trở thành trào lưu được lan truyền trên mạng xã hội. Không thể phủ nhận ích lợi của chanh đối với cơ thể, tuy nhiên việc sử dụng sai cách sẽ tiềm ẩn những rủi ro. Thạc sĩ - Bác sĩ Lưu Tuấn Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa, Hệ thống Y tế MEDLATEC đã có những chia sẻ xoay quanh nội dung này.