20 công ty giá trị nhất thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong nhóm 20 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất, có 13 công ty ghi nhận mức tăng vốn hóa trên 1 tỷ USD. Ba cái tên mới xuất hiện trong danh sách này là Viettel Global, Masan Consumers và LPBank.
Viettel Global (mã VGI) là công ty có mức tăng vốn hóa lớn nhất, tăng thêm 117.200 tỷ đồng, đạt 195.700 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2024, cổ phiếu của Viettel Global đã bứt phá nhờ vào "trend" công nghệ và kết quả kinh doanh tích cực, có thời điểm vốn hóa vượt mốc 10 tỷ USD, đứng thứ hai trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu này đã giảm gần 30% so với cuối tháng 6, nhưng vẫn xếp thứ 6 về vốn hóa trên thị trường.
Các công ty khác cũng có sự tăng trưởng đáng kể như ACV, Masan Consumers và FPT, nhờ kết quả kinh doanh khả quan. Ngành ngân hàng tiếp tục chiếm ưu thế trong danh sách top 20 với 8 ngân hàng, bao gồm: Vietcombank, BIDV, VietinBank, Techcombank, VPBank, MB, ACB và LPBank. Đáng chú ý, có 7 ngân hàng trong số này ghi nhận mức tăng vốn hóa trên 1 tỷ USD, trong đó Vietcombank và BIDV giữ vị trí đầu bảng về vốn hóa, với Vietcombank tăng thêm 65.000 tỷ đồng từ đầu năm.


Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
0