13 bang của Mỹ chuẩn bị kiện tỷ phú Elon Musk
Trong một tuyên bố chung, 13 tổng chưởng lý, trong đó có Tổng chưởng lý New York, nhấn mạnh rằng, ở nước Mỹ, không ai được đứng trên luật pháp và Tổng thống Trump không có quyền cung cấp thông tin cá nhân của người dân cho bất kỳ ai mà ông chọn, cũng như không thể cắt giảm các khoản thanh toán liên bang được Quốc hội chấp thuận. Theo các tổng chưởng lý này, họ đang hành động để bảo vệ hiến pháp Mỹ.
Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm người giàu nhất thế giới phụ trách nỗ lực thu hẹp quy mô của Chính phủ Mỹ. Nhiều quan chức chính phủ và công đoàn lao động đã bày tỏ quan ngại về sự tham gia của Bộ Hiệu quả chính phủ của ông Musk vào hệ thống thanh toán chính phủ liên bang, cho rằng điều này có thể gây ra rủi ro an ninh hoặc làm mất các khoản chi trả cho nhiều chương trình an sinh xã hội. Đảng Dân chủ Mỹ cũng chỉ trích nhiều hành động của vị tỷ phú công nghệ, trong đó có việc thu thập dữ liệu của người nộp thuế và chuẩn bị đóng cửa cơ quan viện trợ nhân đạo quốc tế hàng đầu của chính phủ.
Ông Greg Casar, Hạ nghị sĩ bang Texas, nói rằng: “Chúng ta ở đây để nói lên tiếng nói chung: hãy sa thải Elon Musk. Một tỷ phú không được bầu hiện có vẻ như có quyền lực vô hạn đối với dữ liệu cá nhân của người Mỹ và đối với tiền đóng thuế của người dân Mỹ”.
Trong diễn biến khác, Liên đoàn viên chức chính phủ lớn nhất của Mỹ và Hiệp hội công nhân dịch vụ đối ngoại Mỹ đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm đảo ngược quyết định giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).
Cơ quan này đã trở thành mục tiêu trong chương trình tái cơ cấu chính phủ trên diện rộng do tỷ phú Elon Musk thực hiện. Chính quyền của ông Trump chỉ có kế hoạch giữ lại 294 nhân viên trong số hơn 10.000 nhân viên trên toàn thế giới của USAID.
Ngoài ra, ban hiệu quả chính phủ của ông Musk đã tìm cách ngăn chặn nguồn tiền rót cho USAID và sáp nhập cơ quan này với Bộ Ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên, việc này cần được thông qua tại Quốc hội Mỹ vì USAID được thành lập và tài trợ hoạt động theo các luật vẫn có hiệu lực.


Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).
Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.
0