Quất Động là "cái nôi" của nghề thêu truyền thống lâu đời

(HanoiTV) - Nghề thêu có ở nhiều nơi, nhưng để đạt đến trình độ tinh xảo, điêu luyện thì không thể không nhắc đến làng nghề thêu Quất Động (Thường Tín, Hà Nội) - ‘cái nôi’ của nghề thêu truyền thống.

Từ xa xưa, người thợ thêu trong làng luôn tự hào cho rằng, Quất Động là "cái nôi" của nghề thêu, là nơi có những bức tranh thêu lừng lẫy nhiều đời.

Nghệ nhân Hoàng Thị Khương, một trong những nghệ nhân gắn bó lâu năm với nghề thêu truyền thống.

Quất Động đã có nhiều nghệ nhân được cả nước biết tới như cụ Bùi Lê Kính đã từng thêu hoàng phục cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Trong làng hiện có ông Thái Văn Bôn, người duy nhất trong làng thêu được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Nghệ nhân Thái Văn Bôn nổi tiếng với các bức thêu chân dung về các nguyên thủ quốc gia. Trong đó bức Chân dung vua Thái Lan được giới yêu thích nghệ thuật thêu quốc tế đánh giá cao.

Hiện nay nhiều cơ sở trong nước đã đầu tư, nhập nhiều máy thêu hiện đại, nhưng sản phẩm máy móc làm ra, không thể đạt được độ tinh xảo, mềm mại như cách làm thủ công. Do đó nghề thêu tay truyền thống của làng nghề Quất Động ngày càng phát triển.

Nghệ nhân Hoàng Thị Khương, một trong những nghệ nhân gắn bó lâu năm với nghề thêu trong làng. Chị chia sẻ, chị không may mắn như những đứa trẻ khác, khi mới tròn 3 tháng tuổi chị Khương đã bị một cơn sốt cao hành hạ, kéo theo đôi chân của chị sau bị tật vĩnh viễn. Không khuất phục trước số phận, chị luôn cố gắng vươn lên, vừa học hỏi từ mẹ, vừa tự mày mò những cách thêu mới để có những bức tranh xuất sắc của riêng mình. Chính tình yêu với nghề đã giúp chị vượt qua nhiều khó khăn, mặc cảm của bản thân để tiếp tục với niềm đam mê, đến nay đã tròn 40 năm.

Nhờ niềm đam mê với nghề thêu truyền thống của quê hương, người phụ nữ khuyết tật làm việc cần mẫn và đào tạo cho hàng trăm trẻ em và những người khuyết tật biết nghề giúp họ thoát nghèo thành công.

Những bức tranh thêu của chị rất đa dạng, phong phú như tranh thêu phong cảnh: Cây đa, bến nước, con thuyền…; các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam như Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Văn Miếu,… Các bức tranh được "dệt" lên từ những đường kim, mũi chỉ đã thực sự chinh phục được những người yêu nghệ thuật, thường được du khách, đặc biệt là khách nước ngoài yêu thích.

Theo chị Khương, nghề thêu là một nghề thủ công đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường cộng với đức tính cẩn thận, cần mẫn. Để có một bức tranh thêu đẹp, cần hội tụ các yếu tố, đó là tạo hình phải ấn tượng, đường kim mũi chỉ phải mịn màng và đặc biệt, người thêu phải biết tạo "hồn" cho bức tranh thông qua các đường nét và sự sáng tạo độc đáo.

Nhìn những bức tranh thêu đẹp, tinh xảo, cầu kỳ về màu sắc đến từng đường kim, mũi chỉ mà thêm cảm phục những người thợ thêu, những người lưu giữ lịch sử, mang cái đẹp đến cho đời. Và giờ đây Quất Động luôn là một nơi để người ta tìm về với những giá trị của thời gian.

Có thể thấy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một làng nghề thêu tranh tay như Quất Động phát triển được không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng những nghệ nhân nơi đây đã biết cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố truyền thống với hơi thở thời đại, làm hồi sinh một dòng tranh nổi tiếng, một làng nghề tưởng chừng như chỉ còn trong những câu chuyện huyền thoại.

Giờ đây, người thợ thêu Quất Động nào cũng rất tự hào khi tranh thêu Quất Động đã trở thành nét văn hóa, là món quà cao quý mang hồn sắc của quê hương. Mặc dù, đời sống của người thợ thêu vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn đang từng ngày vẽ lên những khúc nhạc thơ tuyệt mỹ, nhằm gìn giữ một nghề truyền thống bao đời để lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.

Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.

Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.