Giải pháp nào cho doanh nghiệp dệt may - da giày Việt Nam phục hồi bền vững?
Trên 60% NLĐ di cư muốn về quê
Dệt may - da giày là ngành có kim ngạch xuất nhập khẩu đứng Top đầu, đóng góp lớn cho nền kinh tế, nhất là khi Việt Nam tham gia Hiệp định EVFTA. Vậy nhưng, kể từ tháng 4/2021 khi đợt dịch Covid -19 bùng phát, các doanh nghiệp ngành này đã chịu ảnh hưởng nặng nề.
Tại buổi Đối thoại "Chung sức vì sự phục hồi bền vững của ngành dệt may - da giày Việt Nam do Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tổ chức trực tuyến vào chiều 8/10, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký VITAS cho hay, theo kết quả khảo sát tháng 9 của đơn vị này, dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp tới các khu công nghiệp, khiến cho hàng nghìn người lao động bị nhiễm vi rút SAR-COV-2 và hàng nghìn doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất. Trong tháng 9/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng (KNXK) dệt may của Việt Nam ước đạt 3,06 tỷ USD, giảm 8,15% so với tháng trước và giảm 8.9% so với cùng kỳ năm ngoái. KNXK của da giầy Việt Nam trong tháng 9 ước đạt 920 triệu USD, giảm 8,0% so với tháng 8/2021 và giảm 35,2%. Gần 70% doanh nghiệp dệt may và da giày tham gia khảo sát bị nhãn hàng phạt vì giao hàng chậm trong năm 2021.
Báo cáo kết quả nghiên cứu của Tiến sỹ Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động cho thấy, khi đại dịch xảy ra, riêng khu vực, tỉnh, thành thực hiện Chỉ thị 16, 16+ thì 62% doanh nghiệp dệt may có vốn FDI vẫn duy trì hoạt động tối thiểu; trong khi DN Việt Nam chỉ 34%. Hơn 40% DN cho biết, chi phí chống dịch chiếm hơn 20% chi phí vận hành nên không thể duy trì phương án "3 tại chỗ".

"DN đã phải chi 2,2 triệu/người /tuần cho việc xét nghiệm, ăn uống.... khi thực hiện biện pháp "3 tại chỗ". DN khó hoàn thành đơn hàng tiến độ chiếm 48,8%; gần 20% DN cho biết đơn hàng đã bị hủy..." - Bà Chi nói. Bị phạt vì giao hàng chậm, chi phí vận hành tăng, tài chính kiệt quệ, nhiều DN phải áp dụng nhiều biện pháp: Chấm dứt HĐLĐ, cho nghỉ việc không lương....
Cũng theo TS Đỗ Quỳnh Chi, hiện ngành dệt may chiếm 2 triệu lao động; ngành da dày có 1,4 triệu lao động cùng với 1,5 triệu người kinh doanh, thương mại liên quan. Vậy nhưng, trong bối cảnh giãn cách kéo dài, NLĐ đã bị những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, sức khỏe và kinh tế gần như kiệt quệ. Trên 60% NLĐ di cư muốn về quê hoặc đã về quê, thời gian có thể từ 3-5 tháng để phục hồi sức khỏe và cuộc sống cho bản thân và con cái.
3 trở ngại, rào cản khi phục hồi sản xuất
Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia đều cho rằng, DN Dệt may - da giày nói riêng, DN nói chung đang gặp rất nhiều rào cản trong việc mở cửa phục hồi sản xuất.
Bà Nguyễn Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký VITAS nhấn mạnh, thứ nhất, hiện chính sách triển khai thực hiện chủ trương từ "Zero Covid" sang linh hoạt, sống chung với Covid của các địa phương không nhất quán. Đồng quan điểm này, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da- Giày – Túi xách Việt Nam cũng chia sẻ: Vấn đề mở cửa sản xuất quá phức tạp, việc lưu thông giữa các địa phương vẫn còn những quy định khác nhau khiến công nhân khó khăn khi di chuyển đi làm. "Tôi đã chứng kiến, vì những quy định này mà DN "xé rào", chấp nhận mở cửa, sau đó chịu phạt sau"- bà nói.
Thứ hai, về vấn đề nguồn nhân lực, đại diện VITAS chia sẻ, ngoại trừ Sài Gòn và Bình Dương có tỷ lệ NLĐ được tiêm vắc xin cao, còn lại đa số các DN khác, tỷ lệ này còn khá thấp và vì vậy chưa có nguồn "lao động xanh". Thứ ba, là hầu hết lớn, nhỏ đều khó khăn, "cạn đáy" về tài chính.

Giải pháp nào để nhanh chóng phục hồi?
TS Đỗ Quỳnh Chi đã đưa ra một con số đáng mừng khi thực hiện khảo sát DN da giày - dệt may, 89% NLĐ di cư và 96% NLĐ địa phương muốn tiếp tục làm việc. "Đây sẽ là tín hiệu khả quan cho thấy nếu được hỗ trợ tích cực kịp thời, NLĐ sẽ sớm trở lại nhà máy, công xưởng làm việc" - bà Chi khẳng định. Sự hỗ trợ phải ở tất cả các mặt như tài chính, chăm lo sức khỏe, tiêm vắc xin,....
Các chuyên gia cũng nhất trí quan điểm, với chủ DN, phải làm sao mở cửa nhanh nhất, cần tạo điều kiện cho NLĐ trở lại công ty làm việc: sắp xếp phương tiện để họ trở lại thành phố; sắp xếp khu nhà trọ xanh cho NLĐ... Nhưng quan trọng nhất là các địa phương cần thống nhất hiểu và thực thi đồng loạt chính sách, chủ trương của Chính phủ chứ không thể mỗi nơi một quy định.
Đại diện VITAS cũng kiến nghị: "Chúng tôi mong muốn miễn giảm thuế thu nhập năm 2021, hỗ trợ lãi vay để DN khôi phục dòng tiền, miễn phí giảm bảo vệ môi trường quý 3 -4 năm 2021; các Ngân hàng, nhãn hàng luôn đồng hành, chia sẻ để ngành dệt may, da giày sớm phục hồi và phát triển bền vững".


Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.
Theo nguồn tin từ Reuters, hãng xe điện Tesla đã hoãn ra mắt mẫu xe Model Y giá rẻ tại thị trường Mỹ. Trước đó, Tesla công bố ý định giới thiệu các mẫu xe giá rẻ trong nửa đầu năm nay, với kỳ vọng giúp cải thiện doanh số bán xe của hãng đang có xu hướng giảm.
Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam.
Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).
Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
0