Đưa nông sản lên sàn TMĐT: Cần sự đồng bộ, quyết liệt

(HanoiTV) - Để tiêu thụ qua sàn TMĐT cần có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của người nông dân, doanh nghiệp, người tiêu dùng và sự hỗ trợ của cả hệ thống chính trị.

Nhiệm vụ cấp bách

Thông điệp trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến phổ biến, hướng dẫn triển khai Kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn (Kế hoạch 1034) do Bộ TT-TT tổ chức ngày 11/8.

Với mục tiêu hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp tiêu thụ sản phẩm và tiếp nhận thông tin, mua sắm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh từ các sàn TMĐT, ngày 21/7 vừa qua, Bộ TT-TT đã ban hành Quyết định 1034/QĐ-BTTTT phê duyệt Kế hoạch 1034. Theo đó, Bộ TT-TT tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp (DN) bưu chính đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT của Bưu điện Việt Nam (Postmart.vn) và Viettel Post (voso.vn), tập trung phát huy tối đa tiêu thụ trong nước.

Tại Hôi nghị, Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Anh Tuấn cho biết, việc đưa hộ nông dân sản xuất lên sàn TMĐT qua 2 sàn trên không phải chỉ là nhiệm vụ của các sàn mà là của tất cả chúng ta, giúp bà con nông dân làm giàu trên chính sản phẩm, bàn tay lao động của mình. 2 sàn này cùng nhau làm chứ không phải cạnh tranh với nhau. Vì vậy ,Vietnam Post và Viettel Post cần lập kế hoạch tham gia chi tiết dựa trên phương án khung của Bộ, bảo đảm triển khai hiệu quả nguồn lực để nhanh chóng đưa hộ nông dân lên sàn theo một chuẩn chung.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, mấu chốt là các tỉnh phải xây dựng được các phương án cụ thể với các sàn trên cơ sở phương án khung mà Bộ TT-TT đưa ra; cần phải xác định việc đưa các sản phẩm địa phương lên sàn TMĐT không phải là việc của doanh nghiệp mà là việc lớn mang tính quốc gia để hỗ trợ người nông dân, giúp bà con nông dân nắm bắt được thông tin để không bị thương lái ép giá. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của bà con nông dân ý thức hơn việc phát triển sản phẩm chuẩn VietGap, OCOP.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Anh Tuấn tại Hội nghị

Nhiều địa phương gặp khó

Nói về khó khăn trong việc đưa nông sản lên sàn trong thời đại dịch Covid -19, nhiều địa phương kêu khó về khâu vận chuyển bị “đứt gãy”. Ông Nguyễn Khắc Lịch- Giám đốc Sở TT-TT Lạng Sơn cho biết, tính đến ngày 10/8, toàn tỉnh Lạng Sơn đã có 4.445 gian hàng trên các sàn TMĐT; số ví điện tử/tài khoản thanh toán điện tử là 2.971, tổng số đơn hàng đạt 2.759 đơn, với 3.500 loại sản phẩm, tổng doanh thu 518.966.000 đồng. Tuy nhiên, tình hình COVID-19 đang diễn biến phức tạp khiến nhiều địa phương trong đó có Hà Nội đang tiến hành giãn cách xã hội khiến cho khâu vận chuyển na của Lạng Sơn tới các địa phương bị đứt gãy, gây khó khăn cho tiêu thụ.

Trong khi đó, đại diện tỉnh Hưng Yên cho biết, thách thức không chỉ ở vấn đề vận chuyển mà nằm ở việc triển khai công nghệ, giao dịch điện tử tại các nông hộ trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều hạn chế; thói quen của người dân chỉ bán cho thương lái, chưa có nhiều kỹ năng triển khai trên các sàn online. Địa phương này cũng đang tìm cách vì hiện, nhãn Hưng Yên đang vào mùa với khoảng 4800 ha nhãn, trong đó có hơn 1400ha nhãn toàn tỉnh, đạt chuẩn VietGAP với tổng sản lượng nhãn đạt trên 50.000 tấn; sản lượng theo tiêu chuẩn VietGAP đạt khoảng 15000 tấn (chiếm khoảng 30%).

Nhiều nông sản đã được đưa lên sàn TMĐT Voso.vn và Postmart.vn

Trách nhiệm không của riêng ai

Một lần nữa, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh, cần phải xác định việc việc hỗ trợ người nông dân theo hình thức kinh doanh mới không phải là việc của DN, của hai sàn TMĐT, mà là việc lớn mang tính quốc gia.

Nhấn mạnh sự chủ động vào cuộc của tỉnh trong việc hỗ trợ nông dân lên sàn TMĐT, Thứ trưởng lấy ví dụ thực tế từ tỉnh Bắc Giang. Đúng lúc vải thiều vào vụ thu hoạch thì dịch COVID-19 bùng phát ở Bắc Giang. Nhưng với sự chủ động của chính quyền địa phương, hơn 8.000 tấn vải thiều đã được tiêu thụ ở 63 tỉnh, thành phố qua 2 sàn Postmart và Voso. Lần đầu tiên người dân ở một số tỉnh được ăn vải tươi Bắc Giang bởi cam kết của các sàn là 48 tiếng đến tay người tiêu dùng kể từ khi đặt hàng. Ông nói: “Có thể sản lượng tiêu thụ trên sàn chưa được nhiều, ngay như Bắc Giang mới chỉ đạt 5%. Nhưng thông qua các sàn TMĐT sẽ giúp ích được rất nhiều cho bà con nông dân biết được giá cả, qua đó giới thiệu sản phẩm, kênh truyền thông hỗ trợ tạo thành lực mạnh để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, giúp đầu vào, đầu ra của các hộ nông dân được tốt hơn”.

Có được kết quả ấy là nhờ sự chủ động, linh hoạt của Bắc Giang, của các Bộ: Bộ NN&PTNT, Bộ TT-TT, Bộ GTVT, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ TT&TT… Do vậy, theo Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn, sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của các bộ, ngành là vô cùng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cấp bách này, nhất là khi Chương trình này sẽ được thực hiện đồng loạt trên 63 tỉnh, thành cả nước với hơn 11.000 xã. Chỉ có như vậy, mục tiêu trước mắt là đưa tất cả nông sản lên sàn và việc tiêu thụ qua sàn TMĐT mới thành công được.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).

Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.

Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.

Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.

Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, do khó đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo.

Đã đến lúc cần định nghĩa rõ về chức năng của nghề hoạch định tài chính cá nhân, qua đó giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình đầu tư.