Doanh nghiệp Đức chuyển sang dùng điện mặt trời và gió

Trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chính phủ Đức đã ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy nhanh việc mở rộng năng lượng mặt trờ, một phần trong kế hoạch cung cấp 80% năng lượng của đất nước từ các nguồn tái tạo vào năm 2030.

Hưởng ứng kế hoạch này, các doanh nghiệp Đức đang đẩy mạnh chuyển sang năng lượng xanh, bền vững để tiết kiệm chi phí.

Nhiều tháng qua, anh Philip Matthias đã thuyết phục cha mình lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà Công ty Sản xuất kim loại Tridelta của gia đình ở bang Thuringia (Đức) để cắt giảm chi phí điện năng và khí thải các bon.

Ban đầu còn hoài nghi về khoản đầu tư 2,3 triệu euro - một khoản tiền đáng kể đối với công ty tầm trung như Tridelta, nhưng cha anh sau đó đã quyết định tăng gần gấp đôi công suất của dự án, lắp đặt các tấm quang điện có thể cung cấp năng lượng cho công ty Tridelta và khoảng 900 ngôi nhà lân cận.

Anh Philip Matthias cho biết: “Các hệ thống quang điện sẽ hoàn vốn trong khoảng 7,5 năm. Nhà sản xuất bảo hành 20 năm. Điều đó có nghĩa đây là một khoản đầu tư cực kỳ sinh lợi”.

Kể từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine vào đầu năm 2022 và sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga sang Đức, Berlin đã đưa ra nhiều ưu đãi để khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời. Mặc dù Đức có công suất sản xuất điện gió và mặt trời lớn nhất châu Âu, nhưng các công ty vừa và nhỏ của nước này vẫn chưa được hưởng lợi từ giá điện thấp hơn do phí lưới điện và thuế cao. Bằng cách tự sản xuất điện mặt trời, các công ty này tránh được các khoản thuế và phí này.

Theo dữ liệu Hiệp hội Năng lượng Đức (BDEW), các công ty nước này đã tiêu thụ khoảng 69% lượng điện quốc gia vào năm 2023. Trong khi đó, dữ liệu của hiệp hội năng lượng mặt trời BSW cho biết công suất pin mặt trời mới được lắp đặt trên mái của khu vực doanh nghiệp tăng 81% trong bốn tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng 1% tại khu vực dân cư.

Một cuộc khảo sát vào tháng 5 vừa qua của Công ty nghiên cứu thị trường YouGov tiết lộ hơn một nửa số công ty Đức đã lên kế hoạch lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trong ba năm tới. Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức dự báo gần như tất cả các hãng chế tạo ở quốc gia châu Âu này sẽ sử dụng năng lượng mặt trời vào năm 2030.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tờ Bưu điện Washington đưa tin, Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.

Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.

Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện chuyến công du quan trọng tới ba quốc gia vùng Vịnh: Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar từ ngày 10 đến 14/5/2025. Một trong những tuyên bố gây chú ý nhất trong chuyến đi này là quyết định dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Syria, quốc gia đã chịu đựng hơn một thập kỷ chiến tranh, xung đột và cấm vận.