Lựu pháo Bohdana của Ukraine sắp thay thế vũ khí phương Tây?
Pháo tự hành 2S22 Bohdana là một trong những vũ khí mới nhất và là lựu pháo đầu tiên do Ukraine tự sản xuất. Với cỡ nòng 155mm theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chất lượng cao của pháo tự hành Bogdana cùng với tốc độ sản xuất rất nhanh giúp vũ khí này của Ukraine dần thay thế sản phẩm phương Tây viện trợ.
Được phát triển và sản xuất tại Ukraine, Bohdana có khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 42 km. Toàn bộ lựu pháo tự hành có trọng lượng 25 tấn. Với chiều dài 8,5m, chiều rộng 2,7m, chiều cao 4m, 2S22 Bohdana được thiết kế gồm cabin tổ lái nằm ở phía trước xe và lựu pháo gắn phía sau khung gầm xe tải. Kíp vận hành của pháo được thực hiện bởi 5 binh sĩ. Cabin được bọc thép mang lại khả năng bảo vệ an toàn cho kíp điều khiển trước các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ cũng như mảnh văng của đạn pháo. Thiết kế của lựu pháo Bohdana cho phép vũ khí này được triển khai và rút lui nhanh chóng, điều quan trọng và cần thiết cho chiến thuật "bắn và chạy" hiện đại.
Bohdana lần đầu tiên được triển khai chiến đấu vào mùa hè năm 2022, nhắm vào các vị trí của Nga trên Đảo Rắn ở Biển Đen. Khoảng hai mươi khẩu pháo đã được sản xuất mỗi tháng kể từ đó. Để đảm bảo dễ vận hành và sửa chữa, mỗi hệ thống điện hoặc thủy lực của Bohdana đều được hỗ trợ bởi một bộ phận cơ khí. Việc sửa chữa có thể được hoàn thành nhanh chóng và phụ tùng thay thế có sẵn rộng rãi hơn so với những loại cần thiết cho vũ khí do nước ngoài sản xuất.

Pháo thủ của Spartan, Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia số 3 của Ukraine đánh giá cao lựu pháo này, độ chính xác và tính linh hoạt của nó. “Nó rất hiệu quả, tôi thực sự thích cách nó hoạt động. Các loại đạn khác nhau phù hợp với các nhiệm vụ khác nhau và nó có thể nhắm vào nhiều mục tiêu, có thể là bộ binh, nơi ẩn náu hoặc xe quân sự".
Quân đội Ukraine phần lớn phụ thuộc vào việc cung cấp đạn 155mm và thường xuyên thiếu đạn, coi trọng độ chính xác của Bohdana. “Một khi chúng tôi ngắm, mục tiêu thường bị bắn trúng ngay lập tức. Chúng tôi có thể triển khai và ngụy trang lựu pháo một cách nhanh chóng", xạ thủ Vogak, 35 tuổi, cho biết.
Bohdana đại diện cho một thành tựu đáng kể trong khả năng phát triển sản xuất vũ khí trong nước của Ukraine trong bối cảnh không chắc chắn về việc giao hàng từ nước ngoài. Quyết định tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng trước đã buộc châu Âu phải nghĩ cách can thiệp để lấp đầy khoảng trống. Brussels có khả năng tài chính, nhưng không có tất cả các thiết bị quân sự cần thiết để giúp Kiev xây dựng một hệ thống phòng thủ hiệu quả.
Tờ Bưu điện Washington đưa tin, Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.
Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.
Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.
Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện chuyến công du quan trọng tới ba quốc gia vùng Vịnh: Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar từ ngày 10 đến 14/5/2025. Một trong những tuyên bố gây chú ý nhất trong chuyến đi này là quyết định dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Syria, quốc gia đã chịu đựng hơn một thập kỷ chiến tranh, xung đột và cấm vận.
0