Trải nghiệm nghệ thuật múa mặt nạ Hàn Quốc

Các bạn trẻ Việt Nam đã được tự tay tạo nên những chiếc mặt nạ truyền thống và trải nghiệm múa mặt nạ Hàn Quốc tại một buổi học trải nghiệm do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Thư viện Hà Nội tổ chức miễn phí.

Múa mặt nạ truyền thống Hàn Quốc là loại hình nghệ thuật Talchum, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể. Đây là một bộ môn nghệ thuật vừa độc đáo, vừa đòi hỏi sự sáng tạo.

Dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên văn hóa Hàn Quốc, các vị khách được trực tiếp làm mặt nạ bằng đất nặn chuyên biệt và thoải sức sáng tạo ra những chiếc mặt nạ độc đáo.

Chị Phạm Thị Vân Anh, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Đất nặn hơi khô nên hơi khó khăn chút trong quá trình làm. Mình có thể sáng tạo mặt nạ theo ý thích hoặc phối màu. Đây là hoạt động rất đáng trải nghiệm.”

Sau khi hoàn thành xong chiếc mặt nạ, các học viên được hòa mình vào điệu múa truyền thống Talchum. Theo quan niệm của người Hàn Quốc, chiếc mặt nạ trong điệu múa Talchum là để giấu đi thân phận của bản thân và hóa thân vào một nhân vật bất kỳ, được phép nói ra những điều sâu kín, những điều bất bình mà người thường không dám nói.

Em Lương Khánh Chi, Trường Tiểu học Quang Trung, quận Hoàn Kiếm cho hay: “Em thấy rất bổ ích vì chúng ta có thể hiểu thêm về văn hóa Hàn Quốc, cũng như được trải nghiệm hoạt động rất thú vị. Em thấy khó nhất là múa mặt nạ, và thích nhất là làm mặt nạ vì được sáng tạo theo sở thích của mình.”

Chị Kim Ji Yeon, chuyên viên Văn hóa Hàn Quốc bày tỏ: “Múa mặt nạ là loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện nay vẫn đang lưu giữ ở nhiều địa phương khác nhau tại Hàn Quốc. Loại hình này thể hiện sự trào phúng và phê phán các tầng lớp quý tộc xưa. Tôi không biết hôm nay có nhiều bạn nhỏ như này nhưng tôi thấy các bạn rất tập trung và thích thú.”

Chị Trần Vũ Hồng Hà, chuyên viên Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: “Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc không chỉ tổ chức lớp trải nghiệm làm mặt nạ mà còn có nhiều loại hình khác như hanbok, chữ viết truyền thống, đồ dùng thủ công làm bằng giấy Hàn Quốc..... Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc cũng sẽ mở rộng thêm nhiều lĩnh vực, nhiều cơ hội để các bạn trẻ Việt Nam có thể trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc hơn, không chỉ tại Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành phố khác.”

Hoạt động này không chỉ mở ra cơ hội giao lưu văn hóa, tạo môi trường học tập sinh động mà còn khơi dậy niềm yêu thích tìm tòi, khám phá thế giới qua từng trải nghiệm ý nghĩa tại Thư viện Hà Nội. Chương trình đã để lại nhiều ấn tượng đẹp, góp phần thắt chặt hơn nữa sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

User
Ý KIẾN

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" do Đài Hà Nội thực hiện đã khép lại với nhiều cảm xúc, được ví như một cuốn phim sống động kể về cuộc đời, con người và di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bến hoa Phúc Xá dần thay đổi với sắc màu rực rỡ, trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều người dân và du khách.

Những căn biệt thự Pháp cổ trên phố phường Hà Nội rợp bóng cây vẫn đứng đó, lặng lẽ kể lại câu chuyện của một thời kỳ đã qua.

Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ sống và làm việc lâu nhất. Những kỷ vật được lưu giữ tại đây phản ánh giá trị cao đẹp nhất của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” được Đài Hà Nội tổ chức vào 20h ngày 19/5, nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là cuộc hành trình nghệ thuật thấm đẫm tình cảm đầy thiêng liêng dâng lên Bác Hồ, dẫn dắt người xem từ những năm tháng “lênh đênh bốn biển” tìm đường cứu nước, những ngày “cháo bẹ rau măng” gian khổ nơi núi rừng Việt Bắc, cho tới ngày Bác trở về gắn bó với Thủ đô Hà Nội.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” được Đài Hà Nội tổ chức vào tối 19/5, nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác Hồ, là hành trình âm nhạc đầy cảm xúc về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác.

Việc học tập và làm theo Bác đã trở thành một phong trào cách mạng sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ trong hệ thống chính trị và nhân dân mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển không ngừng của Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh” diễn ra tại Quảng trường Ba Đình (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) vào tối 18/5, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì và các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Không đơn thuần là một chương trình biểu diễn nghệ thuật, "Người là niềm tin tất thắng" còn là một không gian kể chuyện đặc biệt – nơi âm nhạc, hình ảnh, và ký ức cùng hòa quyện để vẽ nên chân dung sống động về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chiều 19/5, các nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã gấp rút tập luyện để có phần thể hiện tốt nhất cho đêm nhạc lên sóng vào 20h tối nay trên Đài Hà Nội.

Triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu” tại Bảo tàng Hà Nội trưng bày gần 40 tác phẩm thư họa nhằm tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác.

Chương trình chính luận nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" sẽ mang lại những câu chuyện đầy cảm xúc bằng âm nhạc kể về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Người.

Cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam cách đây 57 năm tại Italy đã được chuyển ngữ, ra mắt độc giả với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc” đúng dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác.

“Đất nước nghiêng mình. Đời đời nhớ ơn. Tên Người sống mãi với non sông Việt Nam…”. Giai điệu bài hát “Người là niềm tin tất thắng” ngân vang giữa những ngày tháng Năm lịch sử khiến chúng ta trào dâng những cảm xúc đặc biệt.

Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2025 đã khai mạc vào chiều nay 18/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra vào tối nay 18/5, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Chương trình “Người là niềm tin tất thắng” của Đài Hà Nội được xây dựng như một câu chuyện bằng âm nhạc đầy cảm xúc kể về cuộc đời và con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Một thoáng Lâm Đồng tại Hà Nội” đã diễn ra tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm vào tối 17/5.

Nhà lưu niệm Bác Hồ ở xã Cần Kiệm (huyện Thạch Thất) gần 8 thập kỷ qua luôn là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.

Nghệ nhân Bùi Văn Tự đã ra mắt tác phẩm điêu khắc ánh sáng đầy cảm xúc mang tên “Trang sử vàng”, nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ phim tài liệu “Chuyến tàu hoà bình” của Đài Hà Nội đã được lựa chọn để chiếu tại Tuần phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức.

Chương trình “Người là niềm tin tất thắng” do Đài Hà Nội thực hiện đúng vào ngày 19/5, là món quà ý nghĩa mừng sinh nhật Bác Hồ.

Một chuỗi các sự kiện văn hóa, lịch sử ý nghĩa đang diễn ra tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2025).

Ngày hội Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 là cơ hội để người dân Thủ đô khám phá và trải nghiệm bản sắc văn hóa Tây nguyên, mở ra không gian cao nguyên với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ.

Cuốn sách mỹ thuật “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” đã được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ra mắt vào sáng 17/5.

Triển lãm nghệ thuật “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu” được khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội ngày 17/5, trưng bày gần 40 tác phẩm thư họa tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác.

Trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ” đã khai mạc ngày 16/5.

Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2025 với chủ đề "Khám phá tri thức - kiến tạo tương lai' đã khai mạc ngày 15/5, tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Với mỗi người dân Việt Nam, tháng 5 về, ai cũng bồi hồi nhớ tới ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc với lòng khâm phục và sự kính yêu vô hạn. Cầu phát thanh trực tiếp "Tháng Năm nhớ Bác" được phát trực tiếp trên sóng FM96Mhz, trực tuyến trên Hanoi On, Hanoionline.vn, fanpage FM96 - Tin tức & Âm nhạc của Đài Hà Nội.

Triển lãm với chủ đề 'Sắc Son' đã diễn ra từ ngày 16/5, tại không gian đình Hà Vĩ, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Triển lãm chủ đề "Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình" đã khai mạc ngày 16/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Triển lãm ảnh "Rạng rỡ tên Người'' được Báo Nhân Dân khai mạc vào chiều 16/5 tại 71 Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch.

Nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc không chỉ biểu diễn mà còn miệt mài nghiên cứu, phục dựng và lan tỏa những giá trị đẹp của di sản đến cộng đồng, mong muốn giữ cho hồn nhạc xưa không bị lãng quên giữa đời sống hiện đại.

Hàng nghìn người dân đã kiên nhẫn xếp hàng qua đêm, bất chấp thời tiết có mưa, chỉ để được một lần chiêm bái xá lợi Phật – báu vật thiêng liêng của Phật giáo.

Nghề gò hàn tôn thiếc đã gắn bó với nhiều thế hệ ở làng Phú Thứ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và thường được cổ nhân gọi vui là làng nghề "gõ ra tiền".

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Miền Nam nhớ mãi ơn Người” nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Thành phố Hà Nội và Ủy ban Hành chính thành phố Minsk, Belarus đã phối hợp tổ chức Chương trình “Ngày văn hóa Hà Nội tại Minsk” với sự tham dự của gần 600 khách mời là người dân thành phố Minsk, các nghệ sĩ và cộng đồng người Việt Nam tại Belarus.

Hàng nghìn người đã đổ về chùa Quán Sứ, TP. Hà Nội để được chiêm bái xá lợi Phật, sáng 14/5.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ kính yêu sống và làm việc trong suốt 15 năm cuối đời. Nơi đây vẫn còn mang đậm những dấu ấn về tư tưởng và tấm gương đạo đức cao quý của Người.

Nhà sàn Bác Hồ vô cùng giản dị và đơn sơ trong khu Phủ Chủ tịch, được hoàn thành vào dịp kỷ niệm 68 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (17/5/1958). Đây là nơi Bác thường làm việc với Bộ Chính trị, qua đó quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.