Số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội đang tăng mạnh

Những tuần gần đây, dịch tay chân miệng tại Hà Nội đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có gần 800 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái; tổng số đã có 18 ổ dịch tay chân miệng.

Ca mắc tay chân miệng gia tăng

Những tuần gần đây, dịch tay chân miệng tại Hà Nội đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có gần 800 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái; tổng số đã có 18 ổ dịch tay chân miệng.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ ngày 12 - 19/4, toàn thành phố ghi nhận 186 ca mắc tay chân miệng, tăng 25 ca mắc so với tuần trước đó.

Bệnh nhân phân bố tại 26 quận, huyện, thị xã. Một số đơn vị có nhiều ca mắc tay chân miệng ghi nhận trong tuần như: Ba Vì (20 ca); Sóc Sơn, Thanh Oai (17 ca); Hà Đông (15 ca); Mê Linh, Hoàng Mai (14 ca); Chương Mỹ, Thanh Trì (12 ca).

Theo nhận định, tháng 4 và 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc và ổ dịch.

Trước diễn biến phức tạp của dịch tay chân miệng, Sở Y tế Hà Nội đề nghị các địa phương tăng cường phòng chống dịch, kịp thời phát hiện, điều trị ca mắc và xử lý ổ dịch nhanh chóng, hiệu quả. Trong đó, CDC Hà Nội khuyến cáo các quận, huyện, thị xã cần tiếp tục tổ chức tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch.

141756_Benh_tay_chan_mieng.jpg

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người dẫn đến dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là khiến vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc tồn tại dưới dạng phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lòng bàn tay, bàn chân.

Đường lây nhiễm chính của tay chân miệng qua hệ tiêu hóa từ tuyến nước bọt hay phân của trẻ nhiễm bệnh. Vì vậy, những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và phát triển thành ổ dịch như là mẫu giáo, nhà trẻ,...

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng là do virus thuộc họ virus đường ruột, điển hình là hai nhóm tác nhân Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đây được coi là virus có sức sống mãnh liệt và dai dẳng, sống được trong khoảng nhiệt rất rộng (từ rất lạnh đến rất nóng).

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua các giai đoạn như:

- Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3-7 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

  • Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Sốt nhẹ, nôn: Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày để phòng, chống bệnh tay chân miệng.

Cách phòng, chống bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng chống, Sở y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

User
Ý KIẾN

Nhiều người đang lấy cơ thể của mình ra để làm vật thí nghiệm mà không biết. Có bệnh là lên mạng hỏi và chữa theo các phương pháp mà cộng đồng mạng chỉ cho, đa số là chưa được khoa học kiểm chứng. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng họ mới tới gặp bác sĩ ở bệnh viện, khi ấy đã quá muộn.

Mô hình ngân hàng sữa mẹ đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non tại Uganda trong vài năm gần đây.

Bệnh viện Phổi Trung ương vừa ghép phổi thành công cho hai bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, mang đến cho họ một cuộc đời mới.

Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ Y tế, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả và lập hồ sơ chuyển Công an TP. Hồ Chí Minh xử lý theo quy định pháp luật.

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - chai 300 gam do vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và chứa thành phần không có trong bản công bố tiêu chuẩn.

Bộ Y tế đang xây dựng lộ trình để trình Chính phủ để tiến tới giai đoạn 2030 – 2035 sẽ miễn viện phí cho toàn dân.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định tối 5/5 đã ra quyết định đình chỉ 5 người gồm 3 bác sĩ và 2 điều dưỡng, để phục vụ công tác xác minh, làm rõ việc người dân tố bị yêu cầu phải “nộp đủ tiền mới cấp cứu” cho trẻ gặp tai nạn.

Bệnh viện K chiều 5/5 đã phát động phong trào “Găng tay không thay vệ sinh tay” nhằm nâng cao nhận thức, tầm quan trọng trong thực hành tuân thủ vệ sinh tay với chăm sóc y tế.

Lực lượng y tế TP.HCM đã cấp cứu tổng cộng 278 trường hợp, trong đó có 7 người phải chuyển viện (tính đến 16 giờ ngày 4/5), khi tham gia Đại lễ Vesak 2025 tại chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh).

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nhiều người bệnh đã được hồi sinh nhờ những ca ghép tạng khẩn trương, chuyên nghiệp từ các bệnh viện tuyến đầu.

Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết tính đến ngày 4/5, các cơ sở y tế trên cả nước đang điều trị cho khoảng 243 nghìn người bệnh. Trong đó có gần 2.700 người tới khám và cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông trong 2 ngày 3-4/5.

Liên quan đến thông tin được phản ánh trên báo chí về việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định yêu cầu đóng đủ tiền thì mới cấp cứu cho cháu bé bị công nông cán qua người vào ngày 3/5. Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Nam Định xác minh làm rõ.

Trong những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công 6 ca ghép tạng từ nguồn tạng hiến của một người chết não.

Hiện nay, tình trạng vi phạm trong công bố, quảng cáo, buôn bán mỹ phẩm giả, hàng xách tay không rõ nguồn gốc đang ngày càng phổ biến, gây nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng.

Bộ Y tế đề nghị gỡ nội dung quảng cáo hai sản phẩm: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine tại các webiste, mạng xã hội.

Thủ tướng Chính phủ vừa ra Công điện số 55 về tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Trong ba ngày nghỉ lễ, từ 30/4 - 2/5, cả nước có gần 7.000 lượt người đến khám cấp cứu và 30 ca tử vong liên quan đến tai nạn giao thông, theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.

Với những người mắc bệnh nặng, đã từng có lúc họ nghĩ rằng mình không thể sống nổi đến ngày mai. Vậy mà giờ đây, họ đang đi học, đi làm, và sống một cuộc đời trọn vẹn nhờ ghép tạng.

Các thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện thành công ca lấy - ghép đa tạng từ người hiến chết não, cứu sống ba người suy gan và suy thận trong hai ngày nghỉ 30/4-1/5.

Phần lớn các quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng tràn lan trên mạng xã hội đều bị “thổi phồng” công dụng và sai sự thật, khiến người mua gánh chịu hậu quả nặng nề về sức khỏe.

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài năm ngày, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tích cực triển khai phương án trực cấp cứu, đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận và điều trị người bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ các trường hợp cấp cứu.

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ người bệnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng, khẩn trương ứng phó khi có cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã cấp cứu thành công trường hợp nam bệnh nhân 17 tuổi ở Hà Nội bị chấn thương tim nghiêm trọng, do dị vật kim loại xuyên thấu.

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã phát đi cảnh báo về bốn loại thuốc giả, gồm hai loại kháng sinh và hai loại thuốc điều trị ho.

Thông tin về công tác thu gom, quản lý, xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện Bạch Mai đang được lan truyền trên mạng xã hội gần đây là không chính xác. Đây là khẳng định của lãnh đạo bệnh viện trong buổi làm việc với đại diện cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế, Bộ Công An vào chiều 28/4.

Ngay sau khi nhận thông tin về vụ lật xe khách tại Tam Đảo, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã lập tức cử đội cấp cứu ngoại viện lên đường ứng cứu.

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu là những kiến thức chuyên môn mới vừa được Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Hà Nội cùng các tỉnh phía Bắc chia sẻ kinh nghiệm.

Từng mang nỗi ám ảnh suốt 10 năm trời vì căn bệnh thoái hoá khớp gối hành hạ mỗi ngày, nhưng giờ đây, người phụ nữ hơn 50 tuổi đã có thể tự tin bước đi, không còn phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau. “Phép màu” đó mang tên PRP - liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu.

Cục An toàn Thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả đang xuất hiện trên thị trường.

Đã có 11/42 bệnh viện công lập của Hà Nội đã triển khai bệnh án điện tử, áp dụng đón tiếp khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip, tích hợp VNeID thay thế thẻ BHYT truyền thống.

Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện là cơ hội để các đơn vị tự nhìn nhận, phát huy năng lực, nâng cao chất lượng hoạt động, tăng sự hài lòng của người dân đối với hệ thống y tế Thủ đô.

Không phải thuốc nhưng lại thường xuyên được tư vấn mua; không có tác dụng điều trị nhưng lại chiếm phần lớn chi phí của người bệnh - thực phẩm chức năng đang âm thầm trở thành gánh nặng không nhỏ cho những người bệnh, đặc biệt là người nghèo.

Thực phẩm chức năng có thể là sản phẩm hỗ trợ tốt, tuy nhiên bác sĩ cần có lời giải thích rõ ràng công dụng, tác dụng của thực phẩm chức năng để người bệnh có thể lựa chọn hay không.

Có bốn loại thuốc được làm giả theo danh mục mà Bộ Y tế đã cấp phép, điều này thực sự nguy hiểm với người sử dụng nếu như không được phát hiện kịp thời.

Lần đầu tiên, một chương trình chăm sóc sức khỏe được tổ chức dành riêng cho những gia đình đã lựa chọn điều thiêng liêng nhất – hiến tặng mô, tạng của người thân sau khi qua đời.

Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt ba trong năm 2025 trước nguy cơ dịch lan rộng.

Cục Quản lý Dược cho biết, trong số 21 sản phẩm thuốc giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Cả nước đã ghi nhận 76.312 trường hợp nghi mắc sởi tính từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính, theo thông tin từ Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.

Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.

Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.

Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.

Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.