Mùa thu Hà Nội - Mùa của ký ức

Thu đến là khi các góc phố cổ khoác lên mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, lãng mạn, cây cối dần chuyển sang sắc vàng dịu mắt. Những con phố cổ trầm mặc trong nắng thu hòa cùng cái se lạnh của gió đầu mùa. Tất cả đều khiến lòng người trở nên yên bình và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đó chính là lý do khiến mùa thu Hà Nội luôn chạm đến trái tim của bất cứ ai. Một mùa thu đầy sắc màu, hương vị và cảm xúc khiến ai cũng muốn quay về.

Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến chính là nơi mà mỗi góc phố cổ kính đều có một câu chuyện, một kỷ niệm riêng. Những ký ức ấy hòa quyện với khung cảnh, với thời tiết, tạo ra một cảm nhận rất đặc biệt mà chỉ Hà Nội mới có.

Đánh thức giác quan mùa thu Hà Nội 

“Ai mua cốm không?”, trong làn gió nhẹ của buổi chiều thu, từ ngõ phố nào đó vang lên tiếng rao quen thuộc. Thanh âm ấy không chỉ dẫn ta về miền liên tưởng gói cốm xanh non, mà còn gợi nhắc cả một miền ký ức của những mùa thu Hà Nội. Mùa thu Hà Nội để lại những khoảng nhớ sâu đậm trong lòng mỗi người bởi sự kết hợp tinh tế của màu sắc, âm thanh và hương vị đặc trưng.

Trên từng con phố, những chiếc lá vàng chầm chậm chao nghiêng theo từng cơn gió, nhẹ nhàng xếp lớp trên vỉa hè loang loáng vạt nắng ban mai. Tiếng lá xào xạc dưới chân người như một bản nhạc nền thanh khiết, khe khẽ đánh thức những kỷ niệm xưa cũ, đưa ta về với những ngày thu Hà Nội thật yên bình.

Mùa thu Hà Nội hiện diện qua màu xanh non của những hạt cốm nóng, màu vàng ruộm của quả chuối trứng cuốc, sắc hanh hanh vàng của trái bưởi, sắc vàng tươi của trái thị trên những gánh hàng rong. Dạo bước trên những con đường Phan Đình Phùng hay Trần Hưng Đạo, ta bắt gặp cảnh lá sấu, lá xà cừ rụng vàng, phủ kín mặt đường.

Cốm xanh - một món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội.

Nắng thu cũng mang một sắc thái riêng, không gay gắt mà dịu dàng, vàng nhạt và mờ ảo. Những họa sỹ, nhiếp ảnh gia mong mùa thu mang tới thứ ánh sáng thiên nhiên tuyệt hảo giúp họ thả sức sáng tạo.

Ánh sáng buổi sớm hay chiều tà hắt nhẹ lên phố phường. Hương hoa sữa, nhẹ thôi, thoang thoảng lan qua từng con phố, có chút nồng nàn, có chút ma mị khiến những ai thường trực tâm hồn lãng mạn, lại khe khẽ ngân lên giai điệu Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa…

Giữa dòng người tấp nập, ta bắt gặp những khoảnh khắc bình yên. Mùa thu Hà Nội mang đến cảm giác tĩnh lặng, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một góc nhỏ bình yên giữa cuộc sống bộn bề.

Mùa thu Hà Nội là sự hòa quyện tuyệt vời của tất cả những giác quan ấy. Để khi ta dừng lại cảm nhận, mới thấy được hết vẻ đẹp trọn vẹn của mùa thu Hà Nội - một mùa của ký ức, của cảm xúc và của sự bình yên.

Festival Thu Hà Nội: Đến để cảm nhận mùa thu lịch sử

Từ ngày 20-22/9, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP. Hà Nội tổ chức Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”.

Với nhiều hoạt động sôi nổi, đầy màu sắc cùng giá trị truyền thống văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của mùa Thu Hà Nội, Festival Thu Hà Nội 2024 đã mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Giữa thu, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, người dân Thủ đô và du khách náo nức trải nghiệm các hoạt động thú vị, độc đáo mà Festival Thu Hà Nội 2024 mang lại. Sự kiện năm nay hội tụ khoảng 150 gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của các đơn vị lữ hành, sản phẩm quà tặng từ các làng nghề truyền thống của Thủ đô.

Nhiều gian hàng trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, tinh xảo, giới thiệu những giá trị tiêu biểu của làng nghề Hà Nội. Gốm sứ Bát Tràng, sơn mài Hạ Thái, mây tre đan Phú Vinh, mỹ nghệ kim hoàn Châu Khê, điêu khắc gỗ Quốc Oai, lụa Vạn Phúc…, thật sự muôn màu muôn vẻ. Người dân Thủ đô và du khách được trực tiếp quan sát và tham gia quy trình tạo ra những sản phẩm thủ công truyền thống.

Nhiều gian hàng trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, tinh xảo, giới thiệu những giá trị tiêu biểu của làng nghề Hà Nội.

Nghệ nhân ưu tú Vũ Mạnh Hải, Chủ tịch hội nghệ nhân, thợ giỏi TP. Hà Nội cho biết: “Sự kiện này có nhiều tác phẩm mà các nghệ nhân đã tâm huyết ngày đêm tạo nên, bằng cả trí tuệ nghề nghiệp, như một món quà để thể hiện tình yêu Thủ đô và cũng là món quà gửi tới Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô”.

Trong khuôn khổ chương trình còn có các hoạt động như diễu hành, trình diễn múa lân sư rồng, rước đèn trung thu, trình diễn diều, hoa, múa rối cạn... của Thành đoàn và 30 quận, huyện, thị xã nhằm giới thiệu văn hóa ẩm thực của người Hà Nội. Bên cạnh đó còn các màn dân vũ, khiêu vũ thể thao, trình diễn thời trang áo dài, vẽ tranh và triển lãm tranh thiếu nhi, giới thiệu sản phẩm, điểm đến văn hóa du lịch. Du khách tỏ ra thích thú khi được tận hưởng một lễ hội thu Hà Nội.

Chị Matcca, du khách Tây Ban Nha hào hứng chia sẻ: “Tôi rất may mắn khi đến Hà Nội đúng dịp lễ hội mùa Thu diễn ra. Tại đây, tôi cảm thấy ấn tượng với những màn trình diễn nghệ thuật đường phố và các sản phẩm làng nghề truyền thống của Việt Nam. Lễ hội như một bức tranh thu nhỏ về văn hóa truyền thống Việt Nam vậy, lễ hội đã cho tôi cơ hội trải nghiệm nhiều nét văn hóa địa phương ngay giữa lòng Hà Nội”.

Các tác phẩm nghệ thuật được nghệ nhân TP. Hà Nội mang đến Festival 2024.

CLB Văn hóa áo dài Việt Nam kết hợp với nhóm Phụ nữ Việt kết nối muôn phương và gần 700 người yêu áo dài trên toàn quốc tổ chức xếp hình Cột cờ Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động rất ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Màn hát quốc ca và chào cờ của hơn 700 người tham gia xếp hình để lại ấn tượng và cảm xúc khó quên.

Chị Nguyễn Kim Thắm, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân cho biết: "Tôi là người con Hà Nội, đã xa Thủ đô được 5 năm rồi. Cảm xúc đông vui, đặc biệt được tiếp xúc với các cô, các chị mặc áo dài rất đẹp đứng xếp hình Cột cờ, tự dưng tình yêu quê hương đất nước của tôi lớn hơn".

Nhà thiết kế Hoàng Ly, Chủ tịch CLB văn hóa áo dài Việt Nam cho biết: "Cơn bão số 3 vừa qua đã gây ra rất nhiều tổn thất, đau thương cho bà con vùng bị bão lũ, chúng tôi cũng tổ chức hoạt động này để gây quỹ thiện nguyện, trao tới đồng bào vùng bão lũ tất cả số tiền mà chúng tôi quyên góp được".

Sự kiện xếp hình Cột cờ Hà Nội và biểu tượng cánh chim hòa bình đã được kỷ lục Guiness xác lập.

Festival Thu Hà Nội 2024 là sự kiện văn hóa lớn và là cơ hội để quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Sự kiện là một phần trong chuỗi hoạt động nhằm thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế Thủ đô, góp phần tăng cường sự gắn kết giữa các thế hệ, cũng như mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực du lịch, văn hóa giữa các vùng miền.

Tiết thu vốn dĩ là quy luật tự nhiên của đất trời, nhưng qua thời gian, mùa thu dần thành giá trị mang bản sắc Thủ đô - một giá trị khác biệt, mang lại giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, giá trị lịch sử và khẳng định vị trí của mình trên bản đồ du lịch thế giới.

User
Ý KIẾN

Bánh tôm là món ăn dân dã, được chế biến từ những nguyên liệu dễ tìm, đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo của người đầu bếp để tạo nên hương vị rất riêng.

Giữa muôn vàn món ngon của ẩm thực Hà Nội, bún ốc nóng vẫn giữ cho mình một vị trí rất riêng: dân dã nhưng đầy tinh tế, giản dị mà khó quên.

Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.

Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.

Sách dạy nấu ăn cổ ''Thế vị tân biên'' xuất bản năm 1925, có nhắc tới món cá diếc kho với những gia vị đồng quê gần gũi quen thuộc như gừng, lá giềng, muối hạt, tương bần tạo vị ngọt hậu. Cá kho chắc thịt, màu nâu vàng, dậy mùi thơm và vị đặc trưng của tương bần. Món ăn này ăn cùng rau luộc và cơm trắng rất bắt vị trong những ngày chuyển mùa nắng nóng.

Với nhiều người, cà phê trứng không chỉ là một món uống, mà còn là một kiểu “ăn sáng nghệ thuật” – nhẹ nhàng, đầy hương vị, đủ năng lượng để bắt đầu ngày mới trong một góc bình yên đặc trưng của đất Hà Thành.

Nhịp sống ở Hà Nội trong những ngày lễ đặc biệt của đất nước như một khoảng dừng nghỉ êm đềm xen giữa những tất bật vội vã thường ngày. Guồng quay cuộc sống có phần chậm lại, những người ở Hà Nội có thể được ngắm nhìn một Thủ đô yên bình và đậm chất thơ trong từng ngôi nhà, góc phố.

Bún thang là một trong những món đặc sản cao cấp và đắt tiền trong danh sách các món bún nổi tiếng tại Hà Nội. Đây được coi là một món quà thanh nhã và tinh tế của Thủ đô Hà Nội.

Từ những sợi tre, mây mềm mại, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung (xã Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội) đã dệt nên những bức ảnh chân dung Bác Hồ bằng đôi bàn tay khéo léo và lòng tôn kính của mình.

Lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình đã trở thành một nghi lễ thiêng liêng. Đây cũng là thời khắc đầy xúc động mà nhiều người dân Thủ đô và du khách luôn mong chờ.

Trên phố Hồ Hoàn Kiếm - con phố ngắn nhất của Thủ đô Hà Nội, mỗi ngày đều ghi dấu biết bao kỷ niệm của một nhóm những người lính nay đã ở lứa tuổi 70-80.

“Món ngon Hà Thành” là một series giới thiệu về đời sống ẩm thực phong phú ở Hà Nội sẽ được phát sóng hàng ngày vào lúc 19h50 trên Kênh H2 và 17h25 trên kênh H1 cùng các nền tảng số của Đài, bắt đầu từ 1/5.

Phố phường Thủ đô đang được trang hoàng rực rỡ để kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Ở đâu cũng rộn ràng không khí vui tươi, phấn khởi. Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp nơi nhân thêm niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân Việt Nam.

Những con phố Hà Nội ngập tràn sắc cờ đỏ sao vàng vẫy gọi trong gió, như một lời chào mừng nồng nhiệt, trở thành điểm đến không thể thiếu của các bạn trẻ vào dịp tháng Tư thiêng liêng.

Bên cạnh công việc thường nhật, người Hà Nội thường chọn cho mình những thú vui riêng để cân bằng cuộc sống. Và chơi gà cảnh, đặc biệt là gà tre chính là thú chơi tao nhã mà lắm công phu được nhiều người yêu thích.

Men theo những cánh đồng lúa nằm trên bãi Sa tả ngạn của sông Hoàng Giang, phía Nam thành Cổ Loa, Đông Anh, có một khu chợ trải dài hàng trăm mét. Người dân quanh vùng vẫn gọi là chợ Sa.

Sau nửa thế kỷ khoác áo lính, bà Nguyễn Thị Hiền đã chọn khởi nghiệp ở tuổi xế chiều để hiện thực hóa khát khao gìn giữ món bún ốc nguội - di sản ẩm thực Hà Thành được truyền lại từ gia đình.

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.

Một địa điểm kinh doanh cà phê ở quận Nam Từ Liêm đã có sáng kiến hay để giáo dục truyền thống, lan tỏa tình yêu nước cho thế hệ trẻ, hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hà Nội là thành phố của nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Ban ngày là nhịp sống vội vã, nhưng khi thành phố lên đèn, một nhịp sống khác lại bắt đầu. Với những quán ăn đêm, đây mới là lúc họ khởi đầu cho ngày mới.

Hà Nội sớm tinh mơ, thành phố còn ngái ngủ; nhưng trong lòng các khu dân cư, các công viên, vườn hoa, một ngày mới đã thực sự bắt đầu. Với nhiều người cao tuổi, mỗi sáng sớm là một lần làm mới mình bằng chuyển động, bằng tiếng cười, bằng sự kết nối giản dị mà thân quen.

Tháng 4, Hà Nội bắt đầu đón những tia nắng đầu hè cũng là lúc những vườn dâu tằm bước vào mùa chín rộ và những người nông dân lại tất bật thu hoạch.

Không chỉ giúp nâng cao thể chất, các buổi tập thể dục nhịp điệu vào buổi tối còn là dịp để mọi người nạp lại năng lượng, giao lưu, gắn kết và tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.

“Festival Phở 2025” là cầu nối không gian giúp tôn vinh, gắn kết giữa các doanh nghiệp, làng nghề, thương hiệu để quảng bá ẩm thực tới người dân Thủ đô, khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế.

Hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền quy tụ tại Festival Phở 2025, mang theo không chỉ hương vị mà cả câu chuyện văn hóa phía sau mỗi bát phở.

Không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp vốn có, hồ Tây bao năm qua vẫn luôn thu hút thực khách bởi ẩm thực phong phú và đa dạng. Đây là địa điểm không thể bỏ qua nếu ghé thăm Thủ đô Hà Nội.

Trong không gian rộn ràng tiếng máy móc và mùi kim loại, xưởng cơ khí không chỉ là nơi chế tạo nên những cỗ máy mà còn là sân khấu của những người thợ lành nghề.

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.

Đám cưới của NSND Như Quỳnh và nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo những năm 1980 từng gây sốt bởi sở hữu những tấm ảnh cưới có màu đầu tiên tại Hà Nội, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Cờ Tổ quốc không chỉ tung bay rực rỡ trong các dịp lễ lớn của đất nước, mà hàng ngày những lá cờ còn được treo trang trọng trong các ngõ phố. Việc làm đẹp không gian sống đã biến ngõ phố trở thành điểm đến ấn tượng của du khách.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.

Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.

Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.

Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.

Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tổ chức vào sáng nay 9/4.

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có hàng chục nhà hàng, quán ăn lâu đời được duy trì qua nhiều thế hệ; quận cũng chiếm số lượng áp đảo trong danh sách những nhà hàng, quán ăn được thương hiệu Michelin vinh danh.

Giữa đô thị khói bụi và ô nhiễm, việc chăm sóc da đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống thường ngày của nhiều người Hà Nội.

Chương trình dự kiến được tổ chức từ ngày 18/4 đến 20/4 tại Hoàng thành Thăng Long quy tụ hơn 50 gian hàng đến từ ba miền Bắc - Trung - Nam.