Làng lá dong vào vụ Tết

Ở nhiều gia đình, thấy bánh chưng là thấy Tết. Thế nhưng với người làng Tràng Cát, Tết đã đến từ lúc bà con bắt đầu với công việc cắt lá dong cuối năm.

Những ngày cuối tháng Chạp tại làng Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai, gia đình nào cũng bận rộn, hối hả với công việc thu hoạch lá dong để chuẩn bị cho bà con gói bánh chưng Tết.

Bà Trịnh Thị Nụ (Tràng Cát, Thanh Oai) chia sẻ: "Ở quê tôi, những ngày này, chị em đi cắt lá hộ nhau rất vui vẻ, nhộn nhịp. Bây giờ chúng tôi vẫn duy trì giống lá dong từ thời các cụ để phục vụ bà con trong làng, ngoài nước. Mọi người đến quê tôi đều hỏi mua lá Tràng Cát, vì gói bánh vừa ngon, vừa ngọt, vừa ngon."

Theo bà Trịnh Thị Yến (Tràng Cát, Thanh Oai), mọi người sẽ cắt lá ở vườn, sau đó tụ tập tại nhà và đi bán dần. Ở làng Tràng Cát, khi thu hoạch lá dong thì đa phần đàn ông là người sắp xếp và phân loại lá, còn phụ nữ nhanh và khéo tay hơn sẽ vào vườn cắt lá. Mỗi người một công đoạn, cứ hết vườn này lại chuyển sang vườn khác.

Dù công việc vẫn chưa xong, nhưng mọi người vẫn tranh thủ nghỉ ngơi, hàn huyên tán gẫu những câu chuyện thôn quê mộc mạc. Đôi ba múi bưởi nhà trồng, thêm chén trà nóng cũng làm cho không khí lao động ngày cận Tết thêm phần khí thế hơn. Những câu chuyện chỉ về lá dong nhưng lại là thứ làm nên niềm tự hào của làng Tràng Cát.

Đóng gói xong xuôi, những mớ lá dong được chở về nhà để tiếp tục phân loại và chờ khách đến mua. Vườn dong nhà chị Đinh Thị Ngọc những ngày giáp Tết cũng vô cùng nhộn nhịp, người sắm lá, người cắt lá. Lũ trẻ chạy quanh vừa vui chơi, vừa xem ông bà làm việc.

"Loại lá đẹp nhất sẽ được vận chuyển đi nước ngoài, lá loại vừa sẽ được dùng để gói bánh khuôn. Loại bé hơn sẽ được dùng để gói giò hoặc gói xôi", bà Đoàn Thị Hương (Tràng Cát, Thanh Oai) cho hay. Bà Hương nói, không khí những ngày này rất nhộn nhịp, dù làm việc vất vả nhưng bà vẫn thấy vui.

Những người trung tuổi như bà Hương thì cắt lá, còn những người trẻ như chị Ngọc chọn cho mình công việc vận chuyển lá, mỗi người một công việc phù hợp với sức của mình. Công việc bận rộn, hối hả nhưng tất cả đã tạo nên một hương vị tết riêng có của người Tràng Cát.

User
Ý KIẾN

Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.

Với nhiều người, cà phê trứng không chỉ là một món uống, mà còn là một kiểu “ăn sáng nghệ thuật” – nhẹ nhàng, đầy hương vị, đủ năng lượng để bắt đầu ngày mới trong một góc bình yên đặc trưng của đất Hà Thành.

Nhịp sống ở Hà Nội trong những ngày lễ đặc biệt của đất nước như một khoảng dừng nghỉ êm đềm xen giữa những tất bật vội vã thường ngày. Guồng quay cuộc sống có phần chậm lại, những người ở Hà Nội có thể được ngắm nhìn một Thủ đô yên bình và đậm chất thơ trong từng ngôi nhà, góc phố.

Bún thang là một trong những món đặc sản cao cấp và đắt tiền trong danh sách các món bún nổi tiếng tại Hà Nội. Đây được coi là một món quà thanh nhã và tinh tế của Thủ đô Hà Nội.

Từ những sợi tre, mây mềm mại, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung (xã Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội) đã dệt nên những bức ảnh chân dung Bác Hồ bằng đôi bàn tay khéo léo và lòng tôn kính của mình.

Trên phố Hồ Hoàn Kiếm - con phố ngắn nhất của Thủ đô Hà Nội, mỗi ngày đều ghi dấu biết bao kỷ niệm của một nhóm những người lính nay đã ở lứa tuổi 70-80.

“Món ngon Hà Thành” là một series giới thiệu về đời sống ẩm thực phong phú ở Hà Nội sẽ được phát sóng hàng ngày vào lúc 19h50 trên Kênh H2 và 17h25 trên kênh H1 cùng các nền tảng số của Đài, bắt đầu từ 1/5.

Phố phường Thủ đô đang được trang hoàng rực rỡ để kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Ở đâu cũng rộn ràng không khí vui tươi, phấn khởi. Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp nơi nhân thêm niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân Việt Nam.

Những con phố Hà Nội ngập tràn sắc cờ đỏ sao vàng vẫy gọi trong gió, như một lời chào mừng nồng nhiệt, trở thành điểm đến không thể thiếu của các bạn trẻ vào dịp tháng Tư thiêng liêng.

Bên cạnh công việc thường nhật, người Hà Nội thường chọn cho mình những thú vui riêng để cân bằng cuộc sống. Và chơi gà cảnh, đặc biệt là gà tre chính là thú chơi tao nhã mà lắm công phu được nhiều người yêu thích.

Men theo những cánh đồng lúa nằm trên bãi Sa tả ngạn của sông Hoàng Giang, phía Nam thành Cổ Loa, Đông Anh, có một khu chợ trải dài hàng trăm mét. Người dân quanh vùng vẫn gọi là chợ Sa.

Sau nửa thế kỷ khoác áo lính, bà Nguyễn Thị Hiền đã chọn khởi nghiệp ở tuổi xế chiều để hiện thực hóa khát khao gìn giữ món bún ốc nguội - di sản ẩm thực Hà Thành được truyền lại từ gia đình.

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.

Một địa điểm kinh doanh cà phê ở quận Nam Từ Liêm đã có sáng kiến hay để giáo dục truyền thống, lan tỏa tình yêu nước cho thế hệ trẻ, hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hà Nội là thành phố của nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Ban ngày là nhịp sống vội vã, nhưng khi thành phố lên đèn, một nhịp sống khác lại bắt đầu. Với những quán ăn đêm, đây mới là lúc họ khởi đầu cho ngày mới.

Hà Nội sớm tinh mơ, thành phố còn ngái ngủ; nhưng trong lòng các khu dân cư, các công viên, vườn hoa, một ngày mới đã thực sự bắt đầu. Với nhiều người cao tuổi, mỗi sáng sớm là một lần làm mới mình bằng chuyển động, bằng tiếng cười, bằng sự kết nối giản dị mà thân quen.

Tháng 4, Hà Nội bắt đầu đón những tia nắng đầu hè cũng là lúc những vườn dâu tằm bước vào mùa chín rộ và những người nông dân lại tất bật thu hoạch.

Không chỉ giúp nâng cao thể chất, các buổi tập thể dục nhịp điệu vào buổi tối còn là dịp để mọi người nạp lại năng lượng, giao lưu, gắn kết và tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.

“Festival Phở 2025” là cầu nối không gian giúp tôn vinh, gắn kết giữa các doanh nghiệp, làng nghề, thương hiệu để quảng bá ẩm thực tới người dân Thủ đô, khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế.

Hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền quy tụ tại Festival Phở 2025, mang theo không chỉ hương vị mà cả câu chuyện văn hóa phía sau mỗi bát phở.

Không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp vốn có, hồ Tây bao năm qua vẫn luôn thu hút thực khách bởi ẩm thực phong phú và đa dạng. Đây là địa điểm không thể bỏ qua nếu ghé thăm Thủ đô Hà Nội.

Trong không gian rộn ràng tiếng máy móc và mùi kim loại, xưởng cơ khí không chỉ là nơi chế tạo nên những cỗ máy mà còn là sân khấu của những người thợ lành nghề.

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.

Đám cưới của NSND Như Quỳnh và nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo những năm 1980 từng gây sốt bởi sở hữu những tấm ảnh cưới có màu đầu tiên tại Hà Nội, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Cờ Tổ quốc không chỉ tung bay rực rỡ trong các dịp lễ lớn của đất nước, mà hàng ngày những lá cờ còn được treo trang trọng trong các ngõ phố. Việc làm đẹp không gian sống đã biến ngõ phố trở thành điểm đến ấn tượng của du khách.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.

Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.

Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.

Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.

Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tổ chức vào sáng nay 9/4.

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có hàng chục nhà hàng, quán ăn lâu đời được duy trì qua nhiều thế hệ; quận cũng chiếm số lượng áp đảo trong danh sách những nhà hàng, quán ăn được thương hiệu Michelin vinh danh.

Giữa đô thị khói bụi và ô nhiễm, việc chăm sóc da đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống thường ngày của nhiều người Hà Nội.

Chương trình dự kiến được tổ chức từ ngày 18/4 đến 20/4 tại Hoàng thành Thăng Long quy tụ hơn 50 gian hàng đến từ ba miền Bắc - Trung - Nam.

Phở không chỉ là một món ăn mà là một thói quen, một phần không thể thiếu trong nhịp sống hàng ngày của nhiều người đang sinh sống tại Hà Nội, họ ra phố ăn phở chẳng kể sáng, trưa hay chiều, tối.

Lễ hội kéo co ngồi được tổ chức hàng năm ở đền Trấn Vũ vào ngày 3/3 âm lịch – một lễ hội truyền thống đã được UNESCO phong tặng danh hiệu di sản phi vật thể, được bà con phường Thạch Bàn, quận Long Biên gìn giữ suốt hàng trăm năm qua.

Giữa nhịp sống nhộn nhịp của thành phố, vẫn có giờ phút quý giá để những người trẻ dành sự quan tâm của mình cho những điều ý nghĩa, thông qua suất cơm chỉ 5.000 đồng.

Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.

Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.