Đức đối mặt với nhiều thách thức trước thềm bầu cử
Ngày 23/2, Đức sẽ tổ chức cuộc bầu cử liên bang sớm. Cuộc bầu cử không chỉ là cơ hội để cử tri lựa chọn chính phủ mới, mà còn là dịp để đánh giá lại những chính sách và lựa chọn của Đức trong bối cảnh chính trị đầy biến động.
Các thách thức lớn trước thềm bầu cử
Năm 2025, Đức đứng trước nhiều thách thức lớn cả về kinh tế, chính trị và an ninh. Viện nghiên cứu Handelsblatt cảnh báo, nền kinh tế Đức đang trên đà suy thoái dài nhất sau Thế chiến thứ hai. Trong đó, năm 2025 được dự báo là năm thứ ba suy giảm liên tiếp.
Việc Đức từ bỏ khí đốt giá rẻ từ Nga và chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ với chi phí cao hơn, đã đẩy giá năng lượng lên mức đáng lo ngại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc phá sản, trong đó có cả những tập đoàn lớn như Volkswagen.
“Nước Đức đang trải qua giai đoạn suy yếu kinh tế với những thay đổi mang tính cấu trúc trên thị trường lao động. Điều cần thiết lúc này là phải có các biện pháp kích thích phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế. Đây là vấn đề cốt lõi của chính sách kinh tế, và các nhà hoạch định sẽ phải quyết định cách thức triển khai cụ thể.”
Bà Andrea Nahles, Giám đốc cơ quan lao động Liên Bang Đức.
Trước tình hình này, Đảng Xanh kêu gọi tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo để giảm chi phí năng lượng, trong khi các đảng bảo thủ ủng hộ giảm phí lưới điện, thậm chí xem xét lại việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, đề xuất giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp và người lao động có thu nhập thấp. Đảng cực hữu AfD đề nghị quay lại mua khí đốt từ Nga và ngừng tài trợ cho năng lượng tái tạo. Trong khi đó, Đảng Dân chủ xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz đề xuất tăng thuế đối với người giàu và giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư. SPD cho rằng, chiến lược này sẽ vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa giữ được sự cân bằng tài chính.
Vấn đề nhập cư cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri Đức, đặc biệt sau một loạt các cuộc tấn công bạo lực gần đây. Điều này đã làm dấy lên nhiều lời kêu gọi tăng cường các biện pháp an ninh và chính sách nhập cư cứng rắn, bao gồm cả xử lý các yêu cầu tị nạn. Các chính trị gia từ nhiều đảng phái đã cam kết hành động kiên quyết để giải quyết vấn đề này.
“Đức hiện có hơn 3 triệu người tị nạn. Khi nhìn vào con số này, có thể hiểu tại sao chúng ta gặp khó khăn trong việc cung cấp nền giáo dục chất lượng, thiếu hụt dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, và nhà ở. Đây chính là sự quá tải đối với các nguồn lực của đất nước."
Ông Friedrich Merz, Lãnh đạo đảng Dân Chủ Cơ đốc giáo (CDU).
Ngoài vấn đề kinh tế và nhập cư, những phát ngôn gây tranh cãi của tỷ phú Mỹ Elon Musk, khi ông nhiều lần công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD, đã làm cuộc đua năm nay trở nên phức tạp hơn.
“Tôi đã nêu rõ quan điểm của mình và khuyến nghị người dân Đức rằng, nếu không hài lòng với tình hình hiện tại, họ cần bỏ phiếu để thay đổi. Chính vì vậy, tôi khuyến nghị mọi người nên bỏ phiếu cho AfD, bởi tôi tin rằng chỉ có AfD mới có thể cứu vãn tình hình của nước Đức. Nếu không, mọi thứ sẽ chỉ ngày càng tồi tệ hơn."
Tỷ phú Mỹ Elon Musk.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, ông coi việc tỷ phú Elon Musk ủng hộ phe cực hữu là không thể chấp nhận, trong khi nhiều chính trị gia khác gọi các tuyên bố của tỷ phú Elon Musk là sự can dự nghiêm trọng vào nền chính trị Đức. Hàng nghìn người dân Đức đã xuống đường tuần hành để phản đối phe cực hữu trước thềm bầu cử.
Chính trị phân cực ở Đức
Cuộc bầu cử ngày 23/2 không chỉ là cơ hội để cử tri lựa chọn chính phủ mới, mà còn là dịp để đánh giá lại những chính sách và lựa chọn của Đức trong bối cảnh chính trị đầy biến động. Các đảng đối lập như đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) và đảng cực hữu AfD đang gia tăng ảnh hưởng, trong khi sự ủng hộ dành cho liên minh cầm quyền đang suy giảm nghiêm trọng. Đây là một thách thức lớn đối với chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz, khi tình hình chính trị hiện tại trở nên khó lường hơn bao giờ hết.
Trước thềm cuộc bầu cử cuối tháng 2, Đức đang đối mặt với một tình hình chính trị đầy bất ổn. Liên minh cầm quyền hiện tại, bao gồm đảng Dân chủ xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ tự do (FDP), do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo, đang gặp khó khăn trong việc duy trì sự tín nhiệm của công chúng.
Đảng SPD, dù là lực lượng chính trị lâu đời nhất của Đức, đã tụt lại phía sau trong các cuộc thăm dò, cả về mức độ tín nhiệm đối với đảng và cá nhân Thủ tướng Olaf Scholz. Dù ông Scholz vẫn được đề cử tiếp tục làm ứng cử viên thủ tướng, sự giảm sút này tạo ra một thách thức lớn cho đảng SPD trong việc giữ vững vị trí của mình.
Trong khi đó, đảng Xanh, dưới sự lãnh đạo của Phó Thủ tướng Robert Habeck, cũng tham gia cuộc đua thủ tướng nhưng không tạo được đột phá, khi tỷ lệ ủng hộ của đảng này chỉ khoảng 10%. Đảng FDP, đối diện với nguy cơ không đạt ngưỡng 5% cần thiết để vào Quốc hội, càng làm tăng khả năng liên minh cầm quyền không thể tiếp tục duy trì sau bầu cử.
Ngược lại, các đảng đối lập như CDU/CSU và đảng cực hữu AfD lại đang gia tăng mạnh mẽ. CDU/CSU, dưới sự lãnh đạo của ông Friedrich Merz, vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò và đang có cơ hội lớn để thành lập một liên minh đa số sau bầu cử. Ông Merz, người trước đây từng bị cựu Thủ tướng Angela Merkel loại khỏi chính trường, hiện đang tập trung vào việc tái thiết CDU/CSU thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ hơn.
AfD, với lập trường cực hữu và chống nhập cư, hiện đang đạt tỷ lệ ủng hộ khoảng 19-20%, trở thành đảng lớn thứ hai. Trong cuộc bầu cử năm nay, dù AfD đã lần đầu tiên đề cử lãnh đạo đảng này- bà Alice Weidel làm ứng cử viên thủ tướng, nhưng AfD vẫn bị cô lập về mặt chính trị khi các đảng truyền thống từ chối hợp tác.
“Chúng ta phải cứu nước Đức, vì đất nước này đang đối mặt với sự bất ổn rõ rệt. Đảng CDU thân mến, hãy nhìn nhận nguyện vọng của cử tri. AfD đã sẵn sàng. Các cử tri muốn một liên minh xanh-đen giữa AfD và CDU để đem đến một sự thay đổi chính trị tại Đức.”
Bà Alice Weidel, Lãnh đạo đảng AFD
Cùng với đó, đảng BSW do bà Sahra Wagenknecht thành lập vào năm 2024, đang thu hút sự chú ý lớn, đặc biệt tại miền Đông Đức. Đảng này kết hợp chính sách kinh tế cánh tả, quan điểm bảo thủ về nhập cư và lập trường thân Nga, tạo ra một lựa chọn mới mẻ, gây thách thức cho các đảng truyền thống.
Trước tình hình chính trị phân mảnh, khả năng Đức đạt được một chính phủ ổn định sau bầu cử sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán liên minh kéo dài. Mặc dù CDU/CSU có cơ hội lớn để thành lập chính phủ mới, nhưng họ sẽ cần sự hỗ trợ từ đảng Xanh hoặc SPD để đạt được đa số.
Cuộc bầu cử sắp tới được xem là dịp để đánh giá lại những vấn đề quan trọng đang ảnh hưởng sâu rộng đến nước Đức, từ biến đổi khí hậu, nhập cư đến sự cạnh tranh chiến lược trong Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một sự đồng thuận giữa các đảng phái chính trị, đặc biệt là khi các quan điểm và lợi ích của họ có sự phân hóa sâu sắc, sẽ là một thách thức lớn đối với nền chính trị Đức trong thời gian tới.
Tác động đến Ukraine
Cuộc bầu cử ngày 23/2 không chỉ ảnh hưởng đến tương lai chính trị của nước Đức, mà còn có những tác động sâu rộng đến Ukraine. Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn và sự hỗ trợ quân sự từ phương Tây đóng vai trò ngày càng quan trọng, kết quả cuộc bầu cử sắp tới sẽ định hình chiến lược của Đức đối với cuộc xung đột này. Liệu Đức sẽ tiếp tục duy trì lập trường ủng hộ Ukraine, hay sẽ có những thay đổi trong chính sách đối ngoại? Với vai trò là nền kinh tế đầu tàu của châu Âu, bất kỳ sự thay đổi nào từ Đức cũng sẽ có tác động lan tỏa đến toàn bộ khu vực.
Cuộc xung đột kéo dài ba năm qua tại Ukraine vẫn là một vấn đề then chốt đối với các đảng chính trị ở Đức. Các đảng lớn đều cam kết hỗ trợ hoàn toàn Ukraine và mở rộng các lệnh trừng phạt đối với Nga cho đến khi có thể diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình trên cơ sở bình đẳng. Về nguyên tắc, họ cũng ủng hộ việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Một điểm gây chia rẽ giữa các đảng là vấn đề cung cấp tên lửa hành trình Taurus, loại tên lửa có tầm bắn lên tới 500 km, có thể giúp Ukraine tăng cường khả năng tấn công Nga. Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và đảng Dân chủ tự do (FDP) đã cam kết cung cấp loại tên lửa này và nhận được sự ủng hộ từ đảng Xanh. Trong khi đó, đảng Dân chủ Xã hội (SPD), dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Olaf Scholz, ủng hộ việc giữ thái độ thận trọng, cho rằng việc cung cấp vũ khí cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh bị kéo vào cuộc xung đột.
Đảng AfD và BSW, hai đảng có quan điểm thân Nga, lại ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình ngay lập tức và đảo ngược các lệnh trừng phạt đối với Nga. Mặc dù quan điểm này không có khả năng tác động lớn đến chính sách hiện tại, nhưng nó lại phản ánh một bộ phận dân số, đặc biệt là ở Đông Đức, nơi có thiện cảm với Nga.
Theo các cuộc thăm dò gần đây, đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đang dẫn đầu với tỷ lệ ủng hộ khoảng 31%, trong khi Đảng AfD cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể với khoảng 20,5%. Tuy nhiên, phần lớn cử tri Đức phản đối liên minh với AfD, điều này cho thấy khả năng hình thành một liên minh giữa CDU và AfD là rất thấp.
“Bất kỳ ai biết một chút về CDU đều hiểu rằng, chúng tôi phản đối mạnh mẽ hợp tác với một đảng như AfD, vì AfD gần như chống lại mọi giá trị mà CDU đại diện. CDU tin vào tự do, tin vào một xã hội được tạo thành từ các nhóm khác nhau và luôn nỗ lực tìm tiếng nói chung. Còn AfD thì không đại diện cho bất kỳ giá trị nào trong số đó.”
Ông Dirk Schoenhoff, thành viên đảng Dân Chủ Cơ đốc giáo (CDU)
Do đó, theo các chuyên gia, trong số nhiều kịch bản có thể xảy ra sau cuộc bầu cử, một liên minh giữa CDU và đảng Xanh được coi là kịch bản tích cực nhất cho Ukraine. Nếu liên minh này hình thành, khả năng Đức tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ được củng cố. Ngược lại, nếu AfD có vai trò lớn hơn trong Quốc hội, điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Đức, làm suy yếu lập trường ủng hộ Ukraine và gây ra những thách thức cho sự đoàn kết trong EU đối với cuộc xung đột này.
Chỉ còn chưa đầy 3 tuần trước ngày bầu cử, các ứng viên và đảng phái chính trị tại Đức vẫn đang tăng cường vận động để thu hút lá phiếu cử tri. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là chưa có ứng viên Thủ tướng nào nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Theo giới quan sát, đây là điều chưa từng có trong các chiến dịch bầu cử tại Đức kể từ năm 1998. Việc không đảng nào có khả năng giành đa số tuyệt đối báo hiệu một bối cảnh chính trị phân cực sâu sắc, có thể dẫn đến nhiều tuần đàm phán gay gắt để thành lập chính phủ liên minh sau bầu cử. Liệu đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) có thể trở lại nắm quyền sau thời gian dài đối lập hay không?Liệu Đảng cực hữu AfD có thể tiếp tục mở rộng ảnh hưởng? Chính phủ mới có đủ năng lực để giải quyết các thách thức về kinh tế, an ninh và nhập cư hay không? Tất cả sẽ được quyết định vào ngày 23/2 tới đây.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng gặp trực tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có mặt tại Tòa án Quận Tel Aviv vào ngày 12/5 để tiếp tục làm chứng trong phiên xét xử tham nhũng kéo dài của mình. Đây là lần thứ 27 ông xuất hiện tại tòa, kể từ khi phiên xét xử bắt đầu vào năm 2019.
Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 12/5 đã công bố một loạt cải cách lớn đối với chính sách nhập cư của Vương quốc Anh, nhằm giảm bớt số lượng nhập cư ròng và khôi phục quyền kiểm soát biên giới quốc gia.
Nhóm vũ trang Đảng Công nhân người Kurd (PKK), lực lượng đã xung đột với nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn bốn thập kỷ qua, đã quyết định tự giải thể và chấm dứt cuộc đấu tranh vũ trang.
Hàng trăm du khách đã đổ về khu nghỉ dưỡng Fuji Motosuko, Nhật Bản để tham dự Lễ hội hoa Fuji Shibazakura, còn được biết đến với tên gọi Lễ hội hoa dưới chân núi Phú Sĩ.
Ngày 11/5 theo giờ địa phương, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết họ sẽ thả một con tin người Mỹ gốc Israel bị bắt giữ ở Dải Gaza khi đang đàm phán trực tiếp với Mỹ về lệnh ngừng bắn cho vùng đất này.
Ngày 11/5 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để cắt giảm mạnh giá thuốc kê đơn tại Mỹ bằng cách điều chỉnh theo mức giá thấp nhất trên toàn cầu. Mức giảm ước tính lên tới 80% giá thuốc hiện tại.
Các ứng cử viên cho chức Tổng thống Hàn Quốc đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình vào hôm nay thứ Hai, ngày 12/5.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan tiếp tục leo thang trong cuối tuần qua dù lệnh ngừng bắn đã được công bố. Hai bên cáo buộc đối phương đã vi phạm lệnh ngừng bắn và tiếp tục thực hiện hàng chục cuộc giao tranh dữ dội.
Mỹ và Trung Quốc hôm nay 12/5 thông báo đã nhất trí một thỏa thuận giảm thuế quan đối ứng, qua đó hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan nóng nhất từ trước đến nay giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bộ Nông nghiệp Nam Phi ngày 11/5 (giờ địa phương) xác nhận dịch bệnh lở mồm long móng ở nước này đã lan sang KwaZulu-Natal và các tỉnh khác.
Tại Hàn Quốc, chiến dịch tranh cử Tổng thống chính thức bắt đầu vào ngày 12/5, hướng tới cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 3/6 tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Ukraine chấp nhận ngay đề xuất đàm phán trực tiếp và vô điều kiện với Nga - một sáng kiến được Tổng thống Vladimir Putin đưa ra mới đây.
Các cuộc đàm phán mới giữa Iran và Mỹ nhằm tháo gỡ những bất đồng kéo dài liên quan tới chương trình hạt nhân của Tehran vừa kết thúc tại Oman vào ngày 11/5.
Thị trường tài chính toàn cầu đã khởi sắc sau khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc thông báo đạt được những tiến triển tích cực trong đàm phán thương mại.
Tổng thống Vladimir Putin dường như cho thấy mong muốn thực sự của Nga trong việc giải quyết hòa bình cuộc xung đột Ukraine khi đề xuất đàm phán trực tiếp với Kiev.
Một nhóm 49 người Nam Phi da trắng đã rời sân bay quốc tế O.R. Tambo ở Johannesburg để bay sang Mỹ vào rạng sáng ngày 11/5 theo giờ Việt Nam, đánh dấu đợt di cư đầu tiên theo chương trình tị nạn được khởi xướng dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong ngày 12/5 cho biết, cuộc đàm phán thương mại với Mỹ tại Thụy Sĩ đã diễn ra một cách thẳng thắn, sâu sắc và mang tính xây dựng, đồng thời ghi nhận những tiến triển thực chất trong nhiều nội dung quan trọng.
Lực lượng Vũ trang Ấn Độ tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu quân sự quan trọng, sau loạt đòn tấn công nhằm vào các cơ sở bị cáo buộc là của khủng bố tại Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ nhận được món quà là một chiếc máy bay hạng sang Boeing 747-8 từ hoàng gia Qatar trong chuyến công du tới Trung Đông. Chiếc máy bay được mệnh danh là “cung điện trên không”, có thể được ông Trump sử dụng làm chuyên cơ dành cho Tổng thống.
Tại hạt Siaya, miền Tây Kenya, một sáng kiến trồng cây kết hợp công nghệ số đang mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.
Du khách quốc tế có thể hóa thân thành học sinh trung học một cách chân thực khi ghé thăm thị trấn Kimitsu, cách Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) khoảng 60km.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, Washington và Bắc Kinh đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong vòng đàm phán kéo dài hai ngày tại Geneva, Thụy Sĩ, về việc xoa dịu cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.
Ngành công nghệ thế giới đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng, cho thấy rõ áp lực không ngừng mà các "ông lớn" đang phải đối mặt trong hành trình đổi mới và thích nghi.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng “đích thân” gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.
Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araqchi ngày 10/5 cho biết, Tehran sẽ không bao giờ nhượng bộ về các vấn đề hạt nhân nếu mục tiêu của Mỹ là tước đoạt "quyền hạt nhân" của Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 11/5 đã lên tiếng đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Nhà đấu giá danh tiếng Sotheby’s đã công bố một tuyệt phẩm đá quý mới: viên kim cương xanh lam mang tên Mediterranean Blue, hay còn gọi là Kim cương xanh Địa Trung Hải.
Chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận ngừng bắn Ấn Độ - Pakistan có hiệu lực, cả hai bên đã cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn, với các vụ nổ được báo cáo tại Srinagar và Jammu.
Tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới - Walt Disney đã công bố kế hoạch xây dựng công viên chủ đề Disney tại Thủ đô Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc ngày 10/5 đã kết thúc ngày đàm phán đầu tiên tại Thụy Sĩ nhằm tìm ra một thoả thuận giải quyết những căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại đầu tiên kể từ khi Tổng thống Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng. Đây là thỏa thuận đầu tiên được ký kết dưới chiến lược thương mại “Đàm phán song phương - Thuế suất cao” của chính quyền Tổng thống Trump, với mục tiêu tái định hình trật tự thương mại thế giới và tạo áp lực lên các nền kinh tế lớn khác.
0